Ross Williams là Giáo sư danh dự tại Viện Melbourne Nghiên cứu Kinh tế & Xã hội ứng dụng, Đại học Melbourne, Úc. Ông lãnh đạo dự án xếp hạng Đại học Universitas 21, chi tiết có thể được tìm thấy tại www.universitas21.com. E-mail: [email protected].
Hiện nay các chính phủ và doanh nghiệp trên toàn cầu có xu hướng mong muốn các trường đại học gắn kết hơn với thế giới bên ngoài bởi những lý do rất rõ ràng. Liên kết với ngành công nghiệp giúp kinh tế tăng trưởng, thông qua nghiên cứu có thể giới thiệu công nghệ mới để nâng cao năng suất, và thông qua giáo dục và đào tạo có thể cung cấp lực lượng lao động lành nghề đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp. Liên kết quốc tế tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ mới theo cả hai hướng. Ngoài ra, trải nghiệm cá nhân của sinh viên được mở rộng thông qua nghiên cứu quốc tế và những quốc gia tiếp nhận đều tăng cường được liên kết quốc tế khi sinh viên về nước.
Kết nối là một trong bốn mô-đun của dự án Universitas 21 (U21) hàng năm đánh giá các hệ thống giáo dục đại học ở 50 quốc gia. Các mô-đun khác là Tài nguyên, Môi trường Chính sách và Kết quả. Việc sử dụng dữ liệu quốc gia thay vì dữ liệu của các trường thừa nhận rằng sự đóng góp của cả hệ thống giáo dục đại học mới quan trọng; các trường khác nhau có thể đóng góp theo những cách khác nhau. Bài viết này tóm tắt những phát hiện thực nghiệm về những liên kết quốc gia từ bảng xếp hạng U21 năm 2019.
Các tiêu chí đánh giá sự kết nối
Dự án sử dụng năm tiêu chí đánh giá sự kết nối: tỷ lệ sinh viên quốc tế, tỷ lệ các ấn phẩm có tác giả quốc tế, tỷ lệ các ấn phẩm khoa học có sự tham gia của ngành công nghiệp, khảo sát mức độ doanh nghiệp định giá chuyển giao kiến thức và thước đo Webometrics về số lượt truy cập tài liệu trên web từ bên ngoài.
Nhìn chung, các quốc gia được xếp hạng cao nhất về kết nối là Thụy Sĩ, Áo và Vương quốc Anh. Kết nối thấp nhất là ở Ấn Độ, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng điểm xếp hạng tổng thể không cho thấy sự khác biệt quan trọng trong năm tiêu chí và trong mối quan hệ giữa các tiêu chí. Ví dụ như Ả Rập Saudi đứng ở vị trí đầu theo tiêu chí các công bố chung với các tác giả quốc tế nhờ vào chính sách khuyến khích của quốc gia, nhưng lại ở vị trí dưới trung bình theo bốn tiêu chí còn lại. Ngay cả khi xem xét riêng một tiêu chí cũng có thể nhận thấy những khác biệt trong thành phần. Ví dụ, trong các quốc gia, tỷ lệ sinh viên quốc tế tăng lên rõ rệt theo trình độ giáo dục đại học. Ở bậc học lấy bằng cử nhân, sinh viên quốc tế chiếm từ 14 đến 18% tổng số sinh viên ở Áo, New Zealand, Úc và Vương quốc Anh. Tại Hoa Kỳ, sinh viên quốc tế bậc học lấy bằng cử nhân chỉ chiếm 4% tổng số sinh viên, nhưng bậc tiến sỹ chiếm tới 40%.
Liên kết nghiên cứu
Một điều không bất ngờ là các liên kết tác giả quốc tế có xu hướng tỷ lệ nghịch với quy mô dân số. Các quốc gia có cộng đồng học thuật lớn ít cần cộng tác viên từ các quốc gia khác. Tỷ lệ các ấn phẩm có liên kết với các tác giả quốc tế thấp hơn mức trung bình có thể thấy ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Ở những nước này, đồng tác giả trong nước xếp hạng cao hơn mức trung bình. Ở phía ngược lại, Thụy Sĩ, Bỉ và Singapore nằm trong tốp bốn quốc gia xếp hạng cao nhất trong tiêu chí đồng tác giả quốc tế.
Trong năm 2017, trong 50 quốc gia được xếp hạng, tỷ lệ xuất bản có đồng tác giả quốc tế trung bình là 44,5%, tăng từ 40,1% trong năm 2010. Mức tăng hơn 10% được ghi nhận ở Ả Rập Saudi, Hy Lạp, Hà Lan, Vương quốc Anh, Úc, Singapore và Phần Lan. Những quốc gia có mức tăng dưới 3%bao gồm Đức và Hàn Quốc.
Về tiêu chí liên kết với ngành công nghiệp, dữ liệu về các ấn phẩm hợp tác nghiên cứu khoa học được cung cấp bởi CWTS tại Đại học Leiden. Bốn quốc gia đứng đầu về số lượng ấn phẩm hợp tác nghiên cứu là Áo, Hà Lan, Hungary và Thụy Điển. Một lần nữa, ở đây có sự phân chia trong nước/quốc tế: các nước nhỏ có xu hướng liên kết nghiên cứu với các doanh nghiệp nước ngoài, trong khi các nước lớn thường liên kết với các doanh nghiệp trong nước. Khảo sát kinh doanh chuyển giao kiến thức được thực hiện bởi Viện Phát triển Quản lý (IMD), Thụy Sĩ. Chúng tôi diễn giải biện pháp này bao gồm cả các liên kết chính thức và không chính thức – có thể không được phản ánh trong các ấn phẩm. Các liên kết như vậy mạnh nhất ở Thụy Sĩ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Một số mô hình khu vực xuất hiện khi so sánh hai biện pháp liên kết với ngành công nghiệp: ở các nước Đông Âu điểm đánh giá theo số lượng ấn phẩm hợp tác có xu hướng cao hơn so với chuyển giao kiến thức, trong khi nhiều nước Đông Á (Malaysia, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kong, Đài Loan) có xu hướng ngược lại. Căn cứ vào hiệu quả kinh tế tương đối của hai khu vực, dữ liệu cho thấy rằng mọi hình thức chuyển giao kiến thức đều quan trọng hơn đối với tăng trưởng kinh tế so với hoạt động liên kết nghiên cứu là biện pháp có lẽ nên thu hẹp phạm vi. Tất nhiên, một số quốc gia vẫn thực hiện tốt cả hai biện pháp: những nước được xếp hạng trong tốp 12 về cả hai biện pháp là Áo, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Thụy Điển và Vương quốc Anh.
Dữ liệu cho thấy quyền tác giả của các ấn phẩm nghiên cứu càng đa dạng thì ảnh hưởng của ấn phẩm càng lớn. Có một mối tương quan tích cực giữa số lượt trích dẫn và thị phần của những ấn phẩm có đồng tác giả là các học giả quốc tế hoặc ngành công nghiệp. Hiệu ứng này không thấy ở những ấn phẩm có đồng tác giả trong nước. Liên kết nghiên cứu được các chính phủ khuyến khích như một phương tiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Dữ liệu của U21 khẳng định tính đúng đắn của chính sách này: có mối tương quan tích cực đáng kể giữa từng biện pháp liên kết và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người. Nhưng cũng có một số quan hệ nhân quả ngược lại: các liên kết nghiên cứu quốc tế đòi hỏi phải có kinh phí.
Chỉ số Web chủ yếu chỉ là thước đo nhu cầu truy cập tài liệu nghiên cứu. Ngay cả khi dân số bị giảm, Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu trong tiêu chí này, giữ các vị trí tiếp theo là Thụy Sĩ và Canada.
Kết nối là một trong bốn mô-đun của dự án Đại học 21 (U21) hàng năm đánh giá các hệ thống giáo dục đại học ở 50 quốc gia. |
Ý nghĩa của chính sách
Tính kết nối của giáo dục đại học có xu hướng cao nhất ở những quốc gia có dân số tương đối nhỏ. Ở các quốc gia này, các liên kết ba bên giữa trường đại học, chính phủ và khu vực tư nhân dễ dàng phát triển và duy trì hơn – các danh sách email và điện thoại liên quan nhỏ hơn nhiều. Các ví dụ bao gồm các quốc gia Bắc Âu và Singapore. Kích thước địa lý khiêm tốn dường như cũng có liên quan, điều này có thể thấy ở trường hợp Vương quốc Anh đang giữ vị trí cao trong xếp hạng kết nối. Ở các quốc gia lớn về cả dân số và địa lý, các liên kết đôi khi phức tạp và hình thức hơn và quá trình ra quyết định mất nhiều thời gian hơn. Những nhược điểm tiềm năng này có thể được khắc phục nếu các trường đại học phát triển các liên kết nghiên cứu ở cấp địa phương hoặc tiểu bang. Đối với mọi quốc gia, chính sách của chính phủ là quan trọng. Chính phủ có thể thúc đẩy sự gắn kết giữa giáo dục đại học và ngành công nghiệp thông qua các chương trình khuyến khích tài chính cho các trường đại học và ưu đãi thuế cho ngành công nghiệp. Có thể điều chỉnh luật nhập cư để thúc đẩy trao đổi sinh viên và giảng viên.