Magdalena L. Bustos-Aguirre là Phó Giáo sư tại trường Đại học Guadalajara (UdeG), Mexico. E-mail: magda.bustos@gmail.
Patlani – có nghĩa là “bay” trong ngôn ngữ Nahuatl – là một nghiên cứu về du học sinh tại Mexico, do Hiệp hội các trường đại học và tổ chức giáo dục đại học (ANUIES) xuất bản sáu tháng một lần từ năm 2012 đến nay. Nghiên cứu này cung cấp thông tin về du học quốc tế theo hình thức tín chỉ, cả đi và đến, cũng như du học theo các chương trình bằng cấp đại học. Để thu thập dữ liệu, một bảng câu hỏi trực tuyến được gửi đến các tổ chức giáo dục đại học ở Mexico và lấy phản hồi tích hợp trong từng báo cáo. Cho đến nay, đó là nguồn dữ liệu công khai duy nhất mang tính thống kê về việc dịch chuyển của sinh viên ở Mexico. Dù phải trải qua nhiều thay đổi về mặt quản lý và đầu tư trong suốt thập kỷ qua, Patlani vẫn tồn tại, tiếp tục tăng uy tín và độ tin cậy qua các năm. Do bản khảo sát chính chỉ được gửi tới các thành viên ANUIES, nên các câu trả lời chỉ đại diện cho khoảng 10% các trường đại học Mexico; mặc dù trong đó bao gồm cả dữ liệu về du học nước ngoài theo các chương trình cấp bằng đại học từ những nguồn khác, nhưng dữ liệu đó không được coi là toàn diện vì nó chỉ bao gồm các cơ sở giáo dục chọn lọc không phải là thành viên ANUIES. Giới hạn hơn so với khảo sát Mở cửa của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) Hoa Kỳ, báo cáo này có đặc thù riêng là về bối cảnh của châu Mỹ Latinh.
Trung bình, nhóm sinh viên này cho biết đã học ngoại ngữ như một hoạt động ngoại khóa trong tổng thời gian khoảng bốn năm. |
Báo cáo Patlani gần đây nhất của cho biết năm học 2015 – 2016 có 29.401 sinh viên ra nước ngoài học lấy tín chỉ, chiếm ít hơn 0,5 % tổng số sinh viên đại học toàn quốc và gần 1% tổng số sinh viên đang học tại các trường đại học được khảo sát. Hiện nay, với việc tăng thêm 15.941, số sinh viên ra nước ngoài hầu như đã tăng gấp đôi kể từ năm học 2012 – 2013. Ngoài ra, du học theo hình thức tín chỉ ở Mexico phản ánh xu hướng du học trong các khu vực khác trên thế giới: đa số sinh viên Mexico ở nước ngoài là nữ (55%), học theo hình thức tín chỉ (86%), theo các chương trình cấp bằng đại học (79%) và học các ngành khoa học xã hội, quản lý, hoặc pháp luật (40%). Về các nước đến và khu vực đến, hầu hết sinh viên Mexico đi du học tại Tây Ban Nha (26%), Mỹ (17%), Pháp (6%), Canada (5%), hoặc Đức (5%); 3/5 sinh viên ra nước ngoài (17.763) chọn châu Âu là điểm đến của họ, và 2/5 học ở Bắc Mỹ (6701) hay ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribê (5911). Trong năm học 2015 – 2016, Tecnológico de Monterrey (“Tec”) là trường đứng đầu về số lượng sinh viên ra nước ngoài học tín chỉ, với 7331 sinh viên, theo sau ở khoảng cách khá xa là Universidad Nacional Autónoma de México (UNAM) với 3786 sinh viên, Universidad del Valle de México (UVM) với 1826 sinh viên, Universidad de Guadalajara với 1672 sinh viên, và Universidad de Monterrey (UdeM) với 1156 sinh viên. Mặc dù các trường đại học công lập – như UNAM và Universidad de Guadalajara – chiếm khoảng 65% tổng số sinh viên ở Mexico, các trường đại học tư thục tinh hoa, chẳng hạn như Tec, UVM và UdeM lại có tỷ lệ sinh viên du học cao nhất.
Đặc tính của du học sinh Mexico
Ngoài số liệu thống kê do Patlani cung cấp, có rất ít thông tin về sinh viên Mexico du học theo hình thức tín chỉ. Để tìm câu trả lời cho việc này, tác giả đã tiến hành khảo sát những sinh viên Mexico đang du học quốc tế và thu được 533 phản hồi từ 6 trường đại học, trong số đó 1 là trường tư và 5 là trường công.
Đa số sinh viên trả lời khảo sát là nữ (60%), là sinh viên đại học các ngành khoa học xã hội, quản lý hoặc pháp luật (54%), và còn độc thân, chưa có con (95%); trung bình họ có 1,8 anh chị em, trong đó sinh viên của các trường công thường xuất thân từ những gia đình đông người hơn so với các bạn đồng lứa tại trường tư. Thu nhập trung bình hàng ngày của gia đình là 29 đô la Mỹ, gấp khoảng 6 lần so với mức lương tối thiểu và cao hơn nhiều so với ngưỡng nghèo toàn cầu. Thu nhập của những sinh viên học ở trường tư cao gấp bốn lần. Một nửa số sinh viên tham gia khảo sát cho biết cha mẹ của họ đã có bằng đại học (51% mẹ và 57% cha), trong đó ít nhất 10% có bằng sau đại học. 4/5 phụ huynh của sinh viên trường tư có bằng đại học so với 1/3 phụ huynh của sinh viên trường công. Trung bình, nhóm sinh viên này cho biết đã học ngoại ngữ như một hoạt động ngoại khóa trong tổng thời gian khoảng 4 năm; 25% đã học ngoại ngữ từ tiểu học; và 45% cho biết thành thạo một ngoại ngữ, 18% hai ngoại ngữ, và 3% ba hoặc nhiều ngoại ngữ hơn. Tỷ lệ sinh viên thành thạo ít nhất một ngoại ngữ của trường tư so với trường công là 4 trên 1.
Nhiều sinh viên cho biết đã có một số trải nghiệm mang tính “ngoại quốc”: 41% đã thay đổi nơi ở của họ để vào đại học; 87% có bạn bè học ở nước ngoài; 29% cho người nước khác hoặc văn hóa khác – không có quan hệ thân thuộc với gia đình mình – ở nhờ; 20% sống gần biên giới; 4% có quốc tịch kép và 7% có cha mẹ, anh chị em, hoặc con cái của chính họ có quốc tịch khác Mexico; 96% cho biết đã đi du lịch quốc tế và 34% đã sống ở nước ngoài ít nhất hai tháng; 6% cho biết trước đó đã có trải nghiệm học tập quốc tế. Trung bình những du học sinh này có 2,5 chuyến đi nước ngoài trong vòng bốn năm trước và có tính tự lập tốt: 32% đã đi du lịch với bạn đồng hành không thuộc gia đình họ và 15% đã đi du lịch một mình. Khảo sát cũng cho thấy sinh viên trường tư có nhiều trải nghiệm dịch chuyển quốc tế hơn.
Kết luận
Các kết quả chỉ ra rằng để ra nước ngoài học tập, sinh viên Mexico cần có một mức độ ổn định về kinh tế, trình độ văn hóa xã hội cao hơn, và sự quen thuộc nhất định với “ngoại quốc”, tất cả những đặc điểm chung của tầng lớp trung lưu và thượng lưu trong xã hội. Điều này được khẳng định bởi số liệu thống kê của Patlani, trong đó tiết lộ rằng cứ ba sinh viên Mexico ra nước ngoài trong năm 2015 – 2016 thì một là sinh viên của một trong những trường đại học tư hàng đầu. Du học tín chỉ ở Mexico, do đó, dường như là một lựa chọn chỉ dành cho một nhóm nhỏ những sinh viên đặc quyền. Tuy nhiên, thống kê cũng cho biết các trường đại học công đã thành công, ở một mức độ nhất định, trong việc bù đắp sự thiếu hụt về tài chính bằng các văn phòng quốc tế hóa có tiềm lực tốt, giúp những sinh viên ít có điều kiện hơn có thể ra nước ngoài du học.
Cuối cùng, nghiên cứu được thảo luận trong bài viết này cũng khẳng định kết luận của những khảo sát về du học tín chỉ ở những nơi khác trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển và mới nổi lên, những nơi không có các chương trình hỗ trợ kiểu như ERASMUS+ của châu Âu: rằng du học tín chỉ vẫn là một thứ hàng hóa xa xỉ mà chỉ nhóm nhỏ những sinh viên thuộc tầng lớp tinh hoa mới đủ sức mua.