Xem xét lại giáo dục đại học tư thục ở Brazil

Targino de Araújo Filho là Giáo sư tại Đại học Liên bang São Carlos, Brazil, và hiện đang là Học giả thỉnh giảng tại Trung tâm Quốc tế hóa Giáo dục Đại học (CHEI) tại Đại học Cattolica del Sacro Cuore, Milan, Italy, được nhận học bổng CAPES – PGCI. E-mail: targino@ufscar.br.

Có hai bài báo gần đây viết về giáo dục đại học của Brazil trong giáo dục đại học quốc tế tập trung vào giáo dục đại học tư thục: một bài trình bày mối lo ngại về sự tăng trưởng của phân khúc phi lợi nhuận của khu vực tư thục nhân và bài còn lại phân loại phân khúc này là nhiên liệu tăng trưởng kinh tế Brazil. Mặc dù khu vực tư thục chiếm 76% trong số hơn 8 triệu sinh viên đại học – đưa Brazil vào số các quốc gia có tỷ lệ tuyển sinh tư thục cao nhất trên toàn thế giới – sự cân nhắc đó cần được phân tích kỹ lưỡng hơn.

Trong thực tế, giáo dục đại học ở Brazil luôn mở rộng nhờ sự tham gia của khu vực tư thục, chủ yếu bao gồm các tổ chức giáo dục đại học cộng đồng, tôn giáo và từ thiện và đóng vai trò bổ sung cho khu vực công. Theo thời gian tình hình được cải thiện và vào năm 1997, khu vực tư thục chiếm 61% tổng số sinh viên. Cùng với sự hợp pháp hóa các tổ chức phi lợi nhuận, hệ thống có được một động lực mới, kết quả là trong số 2364 trường đại học trong năm 2015, có 2069 là trường tư, với khoảng 50% số sinh viên theo học trong các trường vì lợi nhuận.

Áp dụng logic thương mại

Với sự hỗ trợ của các quỹ đầu tư – hầu hết là nước ngoài, một nhóm nhỏ các trường vì lợi nhuận (for profit) đã bắt đầu thâu tóm các trường nhỏ hơn, sáp nhập với những trường khác, phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và trở thành các tổ chức thương mại lớn. 11 trong số các tập đoàn này nắm giữ khoảng 40% tổng số sinh viên, và một trong số đó chiếm gần một nửa tỷ lệ nói trên. Chỉ có bốn trong số các tập đoàn đại học này không phát hành cổ phần của họ, trong khi ba tập đoàn khác là các doanh nghiệp Bắc Mỹ. Bốn tập đoàn đại học còn lại, bao gồm hai tập đoàn lớn nhất, là các doanh nghiệp vốn mở của Brazil, có các quỹ đầu tư quốc tế với tư cách là cổ đông chính, tạo thành một trong những phân khúc sinh lợi nhất của thị trường chứng khoán Braxin (BM & FBovespa). Thực tế, hai tập đoàn này đã cố gắng sáp nhập vào năm 2016, nhưng bị ngăn cản bởi Hội đồng quản trị Phòng vệ kinh tế (CADE). Rõ ràng, những gì ta đang thấy là sự độc quyền của khu vực giáo dục tư thục với tất cả các tác động nguy hiểm đi kèm với nó.

Trong khi khu vực tư thục chiếm 76% tổng số sinh viên, thì tỷ lệ giảng viên trong các trường tư chỉ chiếm 57% tổng số, điều này chỉ ra khả năng bất ổn trong điều kiện làm việc.

Nhìn vào các thị trường ngách trong lĩnh vực giáo dục đại học, đầu tư lớn nhất là cho các chương trình chi phí thấp không đòi hỏi các phòng thí nghiệm hoặc các giáo sư được trả lương cao, như các ngành khoa học xã hội, kinh doanh và luật. Các chương trình này chiếm 38% tổng số tuyển sinh của quốc gia, với khu vực tư thục chiếm 86,8% số đó. Hầu hết các chương trình này được giảng dạy vào buổi tối và có nhóm đối tượng mục tiêu chiếm một tỷ lệ đáng kể dân số có độ tuổi cao hơn độ tuổi đi học dự kiến (các sinh viên phi truyền thống). Hơn nữa, trong các chương trình đại học trực tuyến, khu vực tư thục nắm quyền bá chủ, với khoảng 91% tổng số tuyển sinh. Ở đây một lần nữa, mật độ tuyển sinh cao nhất là trong các ngành khoa học xã hội, kinh doanh, và luật (44%), tiếp theo là sư phạm (38%).

Khi xem xét các chương trình sau đại học, tình hình hoàn toàn đảo ngược vì nguyên nhân là các chi phí lớn liên quan đến các phòng thí nghiệm, thư viện và tiền lương giảng viên. Ở cấp độ đó, thị phần của khu vực tư thục chỉ đạt 19% số lượng tuyển sinh. Trong thực tế, hệ thống sau đại học của Braxin về cơ bản là công lập, giúp đất nước chiếm được sự chú ý trong cả bối cảnh Mỹ Latinh và toàn cầu, khi là quốc gia giữ vị trí thứ 14 về công trình khoa học.

Ý nghĩa đối với chất lượng tuyển sinh

Trong khi khu vực tư thục chiếm 76% tổng số sinh viên, thì tỷ lệ giảng viên trong các trường tư chỉ chiếm 57% tổng số, điều này chỉ ra những bất ổn tiềm tàng trong điều kiện làm việc. Ngoài ra, trong khi ở khu vực công 56,5% lực lượng giảng viên có bằng tiến sĩ và 29,6% có bằng Thạc sĩ, thì trong khu vực tư thục, tỷ lệ này lần lượt là 20,7% và 48,1%. Về chính sách tuyển dụng, người ta ước tính rằng trong khu vực công 84% các giảng viên là cơ hữu thì trong khi ở khu vực tư thục tỷ lệ này là 37%. Kết quả là đánh giá chất lượng giáo dục đại học thể hiện sự tương phản rất lớn. Trong thang điểm từ 1 đến 5, 3 là mức tối thiểu được chấp nhận; trong khi ở các trường công lập 32,8% có điểm tối thiểu là 4, tỷ lệ này trong các trường tư thục là 15,5%. Nếu chỉ xem xét riêng các trường đại học thì tỷ lệ phần trăm tương ứng lần lượt là 59% và 20%.

Ngoài các yếu tố đã được trình bày – đặc biệt là sự tập trung tuyển sinh cao trong một số chương trình nhất định – các chỉ số này cho thấy rằng đạt được bằng tốt nghiệp thường là một mục đích tự thân. Nghĩa là, dường như sinh viên tìm kiếm bất kỳ bằng tốt nghiệp nào, bất kể chất lượng đào tạo nào, bởi vì chương trình học thường được lựa chọn bởi vì dễ dàng tiếp cận hoặc thiếu các lựa chọn thay thế. Hơn nữa, họ cũng tiết lộ rằng việc mở rộng tuyển sinh trong khu vực tư thục không đồng nghĩa với dân chủ hóa quyền tiếp cận, bởi vì các lựa chọn có sẵn là khá hạn chế.

Những tác động 

Mặc dù quá trình đại chúng hóa giáo dục đại học ở Brazil mới bắt đầu, khi tỷ lệ nhập học ròng chỉ là 18%, một kế hoạch giáo dục quốc gia mới đã được phê duyệt vào năm 2014. Kế hoạch này thiết lập các mục tiêu như tỷ lệ GDP được áp dụng cho giáo dục – sẽ đạt 10% trong 10 năm và tỷ lệ nhập học ròng, đạt 33% trong cùng khoảng thời gian, với 40% tuyển sinh mới trong khu vực công. Đây là một thách thức lớn thực sự, nhưng không phải là một thách thức bất khả thi nếu xem xét các quá trình quan trọng của việc mở rộng và thu hút sinh viên diễn ra trong khu vực công lập liên bang trong niên khóa 2013-2014. Các quá trình này tăng gấp đôi số lượng tuyển sinh trong khu vực công ở cả cấp đại học và sau đại học, và tạo ra 173 cơ sở mới và 15 trường đại học mới. Điều này cũng mở ra một chiều hướng xã hội quan trọng, bởi lẽ, nhờ có “luật hạn ngạch”, trong năm 2016 các trường đại học liên bang đạt được mục tiêu dự kiến là 50% tổng số tuyển sinh mới là học sinh tốt nghiệp trường trung học công lập. Mặc dù ở Brazil học sinh trong các trường phổ thông công lập đều xuất thân từ các gia đình có thu nhập thấp, pháp luật có quy định rằng các trường đại học công lập phải dành một nửa số chỗ học cho sinh viên từ các gia đình có thu nhập bình quân đầu người dưới 1,5 mức lương tối thiểu. Ngoài ra, luật cũng quy định rằng hạn ngạch tuyển sinh phải dành cho người da đen, da nâu và bản địa, cũng như người khuyết tật tỷ lệ tuyển sinh ít nhất bằng với tỷ lệ hiện có trong tiểu bang nơi trường đại học tọa lạc.

Thật không may, các điều kiện kinh tế và chính trị của Brazil có thể ngăn cản quá trình mở rộng lĩnh vực giáo dục đại học công lập này. Thực tế, có thể xảy ra điều ngược, như các biện pháp kinh tế gần đây đã chỉ ra, chẳng hạn như đóng băng nguồn kinh phí do chính phủ liên bang chi trả trong thời gian 20 năm. Hơn nữa, các bài diễn văn chính thức và các phương tiện truyền thông lại tuyên bố rằng các trường đại học công lập chi tiêu rất nhiều, rất tốn kém, và do đó, một quốc gia như Brazil không đủ sức chi trả cho các trường đại học công. Tài nguyên công cộng không được coi là nguồn đầu tư để xây dựng một quốc gia có chủ quyền, không thể tạo ra các giải pháp cho các vấn đề mà các vùng khác nhau phải đối mặt. Đây là một thời điểm cực kỳ nhạy cảm, bởi vì Brazil đang đứng trước viễn cảnh của sự trì trệ hoặc tiếp tục quá trình đại chúng hóa giáo dục đại học với chất lượng thấp là điều chỉ mang lại rất ít lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.