Trump và cuộc cách mạng sắp tới trong quốc tế hoá giáo dục đại học

Philip G. Altbach là giáo sự nghiên cứu và giám đốc sáng lập, Hansde Wit là giáo sư và giám đốc Trung tâm Giáo dục Đại học Quốc tế, Boston College, Hoa Kỳ. E-mail: altbach@bc.edu; dewitj@bc.edu.

Trong một vài tháng gần đây, chúng ta nhận thấy bắt đầu một làn sóng thay đổi trong quốc tế hoá giáo dục – lĩnh vực được hình thành và nhanh chóng lan rộng trong nửa thế kỷ vừa qua. Đợt sóng thần nhỏ gần đây là hạn chế công dân một số nước Hồi giáo vào Hoa Kỳ, và các hậu quả mang tính tàn phá đã và đang được tạo ra. Sự kiện Brexit, rồi chính sách dân tộc chủ nghĩa ở Ba Lan và Hungary, sự gia tăng quyền lực của những người theo chủ nghĩa dân túy ở châu Âu – là thể hiện của những gì được gọi là “trật tự thế giới mới” trong quốc tế hoá giáo dục đại học. Chúng tôi không đồng tình với ý kiến của một số quan sát viên cho rằng các mô hình tương tự sẽ tiếp tục tiếp diễn. Chúng tôi không tranh cãi rằng việc dịch chuyển học thuật sẽ chấm dứt, cũng không tranh cãi rằng bản thân cộng đồng học thuật đang từ bỏ mục tiêu quốc tế hoá. Và chắc chắn chùng tôi không tranh cãi rằng các lợi ích thương mại gần đây nhờ bước vào “thương trường” quốc tế hóa sẽ kết thúc. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng chúng ta đang ở giai đoạn đầu tiên của các thay đổi mang tính cơ bản.

Mọi người cần ghi nhớ rằng quốc tế hoá giáo dục đại học là một tập hợp các khái niệm và một chuỗi chương trình hoạt động. Các khái niệm quốc tế hóa bao gồm sự công nhận các yếu tố tích cực của toàn cầu hóa. sự hiểu biết rằng đó là một yếu tố lâu dài của kinh tế thế giới, là cam kết đối với hiểu biết toàn cầu, sự tôn trọng dành cho tính đa dạng văn hóa, và một xã hội cởi mở chào đón sự hợp tác giữa các đối tác chính trị, văn hoá và kinh tế khác nhau. Quốc tế hóa thường được nhìn như một phần ảnh hưởng của “quyền lực mềm” quốc gia. Ở khía cạnh vận hành, quốc tế hóa giáo dục trong những năm gần đây trở thàng ngành kinh doanh lớn. Hàng tỷ đô la, Euro và những tiền tệ khác được bỏ ra cho các chương trình quốc tế hóa, vào túi các trường đại học, các công ty tư nhân, các công ty bảo hiểm, các nhà tuyển dụng và những đối tác khác. Các sinh viên quốc tế đóng góp hơn 32,8 tỷ đô là cho nền kinh tế Hoa Kỳ, và các đại học Anh quốc gần đây kiếm được khoảng 1/8 thu nhập của họ từ học phí của sinh viên quốc tế. Những sinh viên này cũng đóng góp khoảng 7 tỷ bảng Anh một năm cho nền kinh tế.

Mặc dù các phương diện lý tưởng của quốc tế hóa đã bị thay đổi trong các năm gần đây bởi sự thương mại hoá và tìm kiếm lợi nhuận, nhưng các mục tiêu cơ bản sẽ vẫn được duy trì và khá bền vững. Nói chung, cộng đồng học thuật vẫn duy trì cam kết đối với các mục tiêu quốc tế hóa mang tính tích cực này. Tuy nhiên các hoạt động quốc tế hóa sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, liên quan đáng kể đến việc dịch chuyển sinh viên quốc tế, di chuyển cán bộ học thuật hoặc hợp tác nước ngoài, và ảnh hường đến các trường đại học và chính phủ các nước đang có nguồn thu lớn từ sự dịch chuyển này. Tương lai của hơn 200 chi nhánh đại học quốc tế, được đỡ đầu bởi các trường đại học châu Âu và Hoa Kỳ, hiện có mặt trên toàn thế giới, và có khá nhiều ở các đất nước Hồi giáo – có thể trong tình trạng lâm nguy.

Chúng ta sẽ thấy rằng nhiều trường đại học, nhiều cán bộ giảng viên và sinh viên các trường này tại Hoa Kỳ và châu Âu sẽ phản kháng các xu hướng này, và triển khai các sáng kiến để phát huy tình đoàn kết, hợp tác và trao đổi quốc tế.

Thực tế bên ngoài

Tình hình chính trị thực tế bên ngoài đang thay đổi nhanh chóng, được minh hoạ bởi các chỉ lệnh giới hạn nhập cư của chính quyền Trump. Có thể các “hiệu chỉnh mang tính cực đoan” sẽ tiếp tục xảy ra. Các chính sách đang thay đổi của chính phủ Anh xem sinh viên quốc tế như những người nhập cư cũng tạo ra sự bất ổn định. Các thay đổi trong các chính sách và các quan điểm về vai trò của lưu học sinh có thể xảy ra sắp tới ở một vài nước châu Âu. Trong dịp kỷ niệm 35 năm chương trình đại học hàng đầu ERASMUS của châu Ấu, tương lai của chương trình này và các chương trình hợp tác nghiên cứu và xây dựng năng lực giáo dục đại học khác có thể bị đe dọa hoặc sẽ bị cắt giảm tài trợ, như là một hậu quả của chính sách chống lại liên minh châu Âu của đảng cánh hữu và những người ủng hộ họ. Ở phương Tây, xu hướng ”đóng cửa biên giới”, hoặc ít nhất là thắt chặt nhập cảnh, có thể càng trở nên tồi tệ hơn. Không rõ liệu các nước bị ảnh hưởng bởi chính sách phân biệt chủng tộc của phương Tây sẽ phản ứng bằng một “cuộc chiến thương mại” đối với quốc tế hoá giáo dục đại học như thế nào.

Cũng có các phản ví dụ cho vấn đề trên. Canada thể hiện rõ rằng nước này vẫn mở cửa và mở rộng chương trình dịch chuyển học thuật quốc tế, giữ chính sách nhập quốc tịch cho sinh viên tốt nghiệp từ những nước khác. Các quốc gia khác như Trung Quốc và Ấn Độ có thể tăng cường các chính sách thu hút sinh viên và giảng viên quốc tế. Xu hướng gia tăng dịch việc dịch chuyển sinh viên đang diễn ra nội tại ở khu vực châu Á, châu Mỹ Latin và các nước khu vực châu Phi và giữa các khu vực này.

Các chính sách hoa mỹ của Donald Trump (Hoa kỳ), Theresa May (Anh Quốc) và những chính khách khác thậm chí không cần triển khai đầy đủ. Các sự việc diễn ra về thái độ thù địch, phân biệt, gây khó khăn tại biên giới, khó khăn trong việc xin visa và nhiều vấn đề khác nữa sẽ ảnh hưởng cách thức mọi người nghĩ về việc dịch chuyển sinh viên và quốc tế hoá giáo dục đại học. Vị thần đã thả khỏi cái chai và không thể dễ dàng để được đưa lại.

Quốc tế hoá giáo dục đại học được cảm nhận như một khái niệm xuất phát từ phương Tây, mang lại lợi ích chính cho các nước đã phát triển. Khi phương Tây tự rời khỏi trào lưu này, cuộc cách mạng tiếp theo cho quốc tế hóa giáo dục đại học có thể diễn ra tốt đẹp giữa các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi.

Các hậu quả rõ ràng

Trong khi không có dự báo chính xác về các hậu quả của các xu hướng được phác họa ở trên, một vài kết quả có vẻ mang tính chắc chắn:

  • Sẽ có nhiều sự thay đổi đáng kể trong mô hình dịch chuyển sinh viên, ảnh hưởng hầu hết thị phần của Anh quốc và Hoa Kỳ. Thị phần này đã và đang giảm dần.
  • Cảm nhận toàn cầu về Hoa Kỳ và Anh quốc, về các nước châu Âu khác sau các chính sách bài ngoại, sẽ làm suy yếu vị thế của các nước này trong bảng xếp hạng học thuật toàn cầu, trong hợp tác nghiên cứu và các khía cạnh khác liên quan đến uy tín giáo dục đại học.
  • Các cơ sở giáo dục đại hoc công lập tại Hoa Kỳ và Anh quốc chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất, với việc tiếp tục suy giảm về tài trợ từ ngân sách, kết hợp với tài chính nhận được từ sinh viên quốc tế ít hơn.
  • Các trường đại học và cao đẳng nhỏ hơn hiện đang đối mặt thách thức do biến động nhân khẩu học mang lại, và thường xuyên phụ thuộc vào việc đăng ký nhập học của sinh viên quốc tế, sẽ đối mặt với nguy cơ đóng cửa.
  • Các chi nhánh đại học và các loại hình khác giáo dục đại học xuyên biên giới đến từ Hoa Kỳ và Anh quốc sẽ sa lầy, trong khi các trường đại học từ các khu vực khác, bao gồm Ấn Độ và Trung Quốc, sẽ thay thế các vị trí của họ. Các quốc gia cưu mang các chi nhánh đại học phương tây này – ở Trung Đông và ở các nơi khác – có thể ít thiết tha hỗ trợ họ hơn.
  • Các chương trình học bổng như Fulbright ở Hoa Kỳ và ERASMUS ở châu Âu sẽ đối mặt với sự cắt giảm ngân sách, điều này sẽ làm giảm sự dịch chuyển sinh viên và giảng viên.
  • Quốc tế hóa – đã được xem như dành cho tầng lớp ưu tú, sẽ chỉ còn là ưu thế của các trường đại học danh tiếng.

Cùng lúc, chúng ta sẽ thấy rằng nhiều trường đại học tại Hoa Kỳ và châu Âu, cán bộ giảng viên và sinh viên của họ sẽ phản kháng các xu hướng này và triển khai các sáng kiến để phát huy tình đoàn kết, hợp tác và trao đổi quốc tế. Công dân toàn cầu – khái niệm bị Donald Trump và Theresa May từ chối – sẽ trở thành yếu tố chủ chốt trong cuộc đấu tranh của các trường đại học cho việc tự chủ và tự do học thuật. Các phản ứng của giới lãnh lãnh đạo đại học, cán bộ giảng viên và sinh viên các trường đại học Hoa Kỳ đối với các giới hạn được đưa ra bởi chính quyền Trump, là một sự biểu hiện rõ ràng về sự chống đối của họ. Các phản ứng này không phải được dẫn dắt bởi sự sợ hãi về việc mất doanh thu, mà bằng các giá trị cốt lõi của giáo dục đại học.