Rủi ro cho giới học thuật Hoa Kỳ

Martin Finkelstein là giáo sư về đào tạo đại học tại trường Đại học Seton Hally, Hoa Kỳ. E-mail: Martin.Finkelstein@shu.edu.

Hơn nửa thế kỷ qua, Hòa Kỳ nổi lên như là một hệ thống quốc gia hàng đầu thế giới về giáo dục đại học cả về quy mô lẫn chất lượng. Tất nhiên, giờ thì Trung quốc đã vượt Hoa Kỳ về số lượng tuyển sinh, hàng năm đào tạo ra nhiều tiến sĩ hơn, cũng như có có số lượng cán bộ giảng viên lớn hơn. Ấn độ cũng gần như vượt qua Hòa Kỳ về quy mô, ít nhất là ở tổng số sinh viên tuyển được. Người Mỹ tự cho là giữ được chất lượng – tự cho như vậy, tuy nhiên điều đó cũng đang ngày càng rủi ro.

Sự thẩm định mới

Đó là tóm tắt về bài phân tích chi tiết mới đây về tình hình và triển vọng của nền học thuật Mỹ: Faculty Factor của Martin Finkelstein, Valerie Conley và Jack Schuster (Johns Hopkins University Press, tháng 10 năm 2016). Dựa vào chỉ số suy giảm đáng lo ngại được báo cáo trong cuốn sách viết vào đầu thế kỷ 21 (Schuster and Finkelstein, The American Faculty, 2006), cuốn sách mới khai phá các nguồn dữ liệu nóng hổi trước đây chưa có, về vận mệnh giảng viên Mỹ trong thời kỳ kinh tế toàn cầu suy thoái kéo dài từ năm 2008.

Với những ai không trải nghiệm hệ thống Mỹ hàng ngày, cuốn sách cho thấy rõ nét – dù có phần chỉnh sửa đôi chút – mô hình lý tưởng điển hình về công việc và sự nghiệp giới học thuật Mỹ, được nêu ra từ The Academic Revolution (1968) của Christopher Jencks và David Reisman, AmericanProfessors (1986) của Bowen và Schuster, và cả Academic Life (1987) của Burton Clark. Mô hình đó được xây dựng trên khái niệm đng qun trị (share governance), quản lý sứ mênh học thuật của các cơ sở đào tạo, bao gồm quyền lực tối cao của giảng viên trong các vấn đề học thuật, đặc biệt là tuyển dụng và đề bạt nhân sự; khái niệm giảng viên thường xuyên (tenure) bảo vệ sự tự do học thuật để thu hút các học giả trên thế giới, và quy định cấu trúc của sự nghiệp học thuật (gồm 6 đến 7 năm tập sự, tiếp theo là một cuộc đánh giá quyết định “lên hoặc ra”, rồi bổ nhiệm liên tục và một sự nghiệp tương đối ổn định); và khái niệm vai trò hc thut tích hợp, trong đó giảng dạy, nghiên cứu (thường hiểu theo nghĩa rộng), và dịch vụ hợp lực, bổ sung lẫn nhau, mỗi chức năng được xem là củng cố cho các chức năng khác.

Mô hình mới dựa trên các số liệu

Mô hình “mới” về công việc và sự nghiệp học thuật ở Hoa Kỳ được xây dựng dựa trên tình trạng lực lượng lao động học thuật ngày càng bị phân lớp; tách biệt vai trò tích hợp truyền thống thành các vai trò chuyên gia giảng dạy, chuyên gia nghiên cứu và cán bộ hành chính; và quyền lực mềm dẻo của giảng viên tại cơ sở, ngay cả trong các vấn đề học thuật, so với bộ máy quản lý chủ chốt, chuyên nghiệp, cơ hữu ngày càng tăng trưởng. Khoảng 35% cán bộ giảng dạy là giảng viên cơ hữu được bổ nhiệm, hoặc là giảng viên theo nhiệm kỳ thường xuyên; khoảng 50% là thỉnh giảng (chủ yếu là dạy 1-2 khóa học tùy tình hình cụ thể); và 15% còn lại ký hợp đồng toàn thời gian, theo công việc cố định, chỉ tập trung vào giảng dạy, hoặc chỉ nghiên cứu, hoặc chỉ quản trị chương trình (không làm dịch vụ, kể cả tham gia quản lý). Với sự tăng trưởng bùng nổ nói chung, cũng về quy mô cán bộ giảng viên, cán bộ hành chính nói riêng, các vấn đề liên quan đến chương trình và chính sách đào tạo ngày càng được quyết định bởi những người quản lý chứ không phải khoa, và tầm ảnh hưởng của khoa dần dần bị thu hẹp xuống mức bộ môn và thậm chí mức chương trình.

Kết quả chính của chúng tôi cho thấy rằng đối với thế hệ trước đây, gần 3/5 nhân viên được tuyển dụng mới vào các vị trí giảng viên đã ra khỏi chế độ nhiệm kỳ thường xuyên. Một nửa số người hoàn thành luận án tiến sĩ trong các ngành khoa học tự nhiên và xã hội bắt đầu sự nghiệp của họ ở vị trí thực tập nghiên cứu tạm thời sau khi có bằng tiến sĩ, và chỉ có vài người may mắn được bổ nhiệm làm giảng viên. Có khoảng 1/4 giảng viên mới vào nghề thay đổi công việc và tình trạng việc làm trong 3 năm đầu tiên sau lần đầu được tuyển dụng. Và 2/5 giảng viên cơ hữu – những người bắt đầu ra khỏi chế độ nhiệm kỳ thường xuyên, sẽ rời khỏi lĩnh vực giáo dục đại học trong 10 đầu tiên của sự nghiệp. Loại hợp đồng mà cán bộ ký khi gia nhập giới học thuật – là cơ hữu, hay thỉnh giảng, theo nhiệm kỳ thường xuyên hoặc theo công việc cố định – sẽ xác định quỹ đạo sự nghiệp thích hợp của cán bộ trong tương lại. Có sự dịch chuyển không lớn giữa các con đường sự nghiệp, và tương đối ít sự chuyển đổi từ các lĩnh vực kinh doanh và công nghiệp và chính phủ sang các nghề mang tính học thuật.

Mô hình “mới” về công việc và sự nghiệp học thuật ở Hoa Kỳ được xây dựng trên việc lực lượng lao động học thuật ngày càng phân lớp; tách biệt vai trò tích hợp truyền thống thành các vai trò chuyên gia giảng dạy, cHuyên gia nghiên cứu và cán bộ hành chính.

Trên toàn hệ thống, giới học thuật Mỹ, cũng như giới học thuật ở các quốc gia khác – đã trải nghiệm nhu cầu tăng cường giảng dạy nhiều khóa học hơn, nhiều sinh viên hơn, và đồng thời công bố nhiều công trình nghiên cứu hơn (nhất là bằng các quỹ nghiên cứu cạnh tranh bên ngoài) trong khi vẫn càng ngày càng phải đáp ứng các yêu cầu mới về trách nhiệm. Nhìn chung, hoàn cảnh làm việc rất ít hấp dẫn và triển vọng sự nghiệp không có nhiều hứa hẹn – một tình trạng được phản ánh trong việc suy giảm công việc và sự hài lòng nghề nghiệp dù vẫn cao so với hầu hết tiêu chuẩn. Sau giai đọan tăng trường ngắn bắt đầu từ giữa thập niên 1990, tiền lương của giới học thuật đã ổn định và giờ mới chỉ bắt đầu phục hồi khỏi suy thoái toàn cầu. Tiền lương cho các công việc khởi đầu tốt nhất (trợ lý giáo sư theo chế độ bổ nhiệm) không giúp cán bộ có được mức thu nhập mức trung bình. Giảng viên mới, kể cả cơ hữu, ngày càng cảm thấy thiệt thòi về mặt kinh tế.

Thang điểm chuẩn quốc tế

Như là một sự ưu đãi dành cho các độc giả của tạp chí Giáo dục Đại học Quốc tế, số này có hai bài nhìn nhận về giới giảng viên Mỹ theo góc độ quốc tế, chủ yếu giảng viên Hoa Kỳ với cán bộ giảng viên các nước nói tiếng Anh khác ở Tây Âu và Đông Á. Chúng ta đã học được gì? Đầu tiên là giảng viên Mỹ khá nổi bật về tính thiển cận và hướng nội như họ đã thể hiện trong cuộc khảo sát gốc mang tính quốc tế năm 1991-1992 của Quỹ Carnegie vì sự tiến bộ giảng dạy. Chỉ khoảng 1/4 giảng viên tích hợp các quan điểm quốc tế vào việc giảng dạy và nghiên cứu của họ; và chỉ khoảng 1/3 cộng tác với đồng nghiệp quốc tế. Điều phân biệt những người “quốc tế” trong giới giảng viên Mỹ là năng suất nghiên cứu nói chung và kinh nghiệm chuyên môn mở rộng ở các nước của họ. So với giảng viên các nước nói tiếng Anh khác ở châu Âu và Đông Á, đội ngũ giảng viên Mỹ có xu hướng ít định hướng nghiên cứu, dành nhiều thời gian giảng dạy, công bố ít hơn, ít có ảnh hưởng trong việc quản lý trường ngoài phạm vi đơn vị chuyên môn của họ và trong chính sách giáo dục công, và có thu nhập tương đối tốt và tương đối hài lòng, ở mức trung bình chứ không hẳn là mức đỉnh.

Điều nổi bật là hình ảnh về một nghề nghiệp bị phân mảnh và suy yếu, đe dọa tính ưu việt trong tương lai của nền giáo dục đại học Mỹ. Thật trớ trêu đến mức phũ phàng – ít nhất là đối với người Mỹ, trong khi nhiều quốc gia trên khắp thế giới tìm cách bắt chước mô hình của Mỹ như một phần chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu của họ trong nền kinh tế tri thức, thì nước Mỹ lại đang ngắm nhìn nền tảng xói mòn của chính mình.