Học trực tuyến xuyên biên giới – thông tin từ dữ liệu

Rachel Merola là nghiên cứu viên cao cấp thuộc Cơ quan Nghiên cứu Giáo dục Đại học Không biên giới (OBHE: Observatory on Borderless Higher Education). Bài này được đăng lần đầu trên website của OBHE. Email: rachel.merola@obhe.org.

Học từ xa, MOOC (Massive Open Online Course – Khóa học trực tuyến đại chúng mở), cùng với các mô hình đào tạo trực tuyến và hỗn hợp đã mang lại những cơ hội học tập xuyên biên giới, không cần phải đi du học, đang bộc lộ những yếu tố làm thay đổi cuộc chơi giáo dục xuyên quốc gia. Khảo sát dữ liệu liên quan nhằm nắm bắt quy mô thị trường, đặc biệt tại các nước có đông du học sinh đến và các nước đông người đi du học nhất, qua đó tìm kiếm các bằng chứng cho thấy phải chăng sinh viên đang có xu hướng chuyển sang du học trực tuyến.

D liu t các quc gia đim đến hàng đầu

Tại Hoa Kỳ – nơi là điểm đến của nhiều du học sinh nhất – đa số các trường đại học đều có chương trình đào tạo trực tuyến. Báo cáo về đào tạo từ xa của WCET sử dụng dữ liệu IPEDS của học kỳ Fall 2014 cho thấy một trong bảy sinh viên (14%) học từ xa tất cả các khoá học. Hơn một trong bốn sinh viên (28%) học từ xa ít nhất một khóa học.

Thêm vào đó, từ học kỳ Fall 2012 đến học kỳ Fall 2014 – theo dữ liệu của liên bang – sinh viên nước ngoài học trực tuyến từ xa tăng 8,6%, tương đương 35 ngàn người. Cũng trong thời gian đó, số sinh viên Mỹ học trực tuyến gia tăng 7%, gần 185 ngàn người. Trong khi đó tổng sinh viên đại học giảm 2%.

Tăng trưởng đào tạo trực tuyến, trong khi suy giảm tổng số sinh viên cho thấy học trực tuyến đang là xu hướng lựa chọn phổ biến, tuy số sinh viên quốc tế hiện chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số sinh viên học từ xa. Trong 2,858,792 sinh viên học từ xa năm 2014, chỉ có 1,3% (37,788 sinh viên) bên ngoài nước Mỹ. Số còn lại là sinh viên Mỹ (2,730,769), hoặc từ nơi không xác định (90,235).

Học trực tuyến xuyên biên giới cũng được tìm hiểu trong ngữ cảnh thị trường sinh viên quốc tế ở Hoa Kỳ. Sinh viên nước ngoài nhập học đại học Mỹ tăng 16% trong hai niên khoá 2012-2013 và 2014-2015, lên đến 854,639 sinh viên vào năm học 2014-2015 – tăng nhanh hơn tỷ lệ gia tăng học trực tuyến xuyên biên giới. Mặc dù tăng nhưng học trực tuyến xuyên biên giới chưa phải là động cơ chính trong ngữ cảnh thị trường du học sinh nhập học vào các đại học Mỹ.

Nhìn sang Vương quốc Anh, quốc gia đứng thứ hai về số sinh viên quốc tế, thấy một bức tranh khác của thị trường đào tạo từ xa. Dữ liệu Cục Thống kê Giáo dục Anh quốc (HESA) cho thấy 10% suy giảm trong các chương trình đào tạo từ xa của nước này, từ 210,005 sinh viên năm 2013-2014 xuống còn 188,865 vào năm 2014-2015. Báo cáo 2016 của OBHE cũng cho biết nguyên nhân suy giảm là do số sinh viên bán thời gian giảm do thay đổi chính sách hỗ trợ tài chính sinh viên: riêng ở Anh số sinh viên bán thời gian giảm 41% trong 5 năm gần đây, mất trên 200 ngàn sinh viên. Đại học Mở là trường có đông nhất số sinh viên từ xa bán thời gian, đã mất 1/3 số sinh viên theo học kể từ năm học 2009-2010.

Chính phủ Trung quốc tích cực thúc đẩy phát triển đào tạo trực tuyến trong phạm vi cả nước.

Theo HESA, số sinh viên từ bên ngoài quốc gia (Anh quốc) theo học từ xa các đại học Anh tăng nhẹ từ 119,700 năm 2013-2014 lên 120,475 vào năm 2014-2015. Chưa tính một số đông sinh viên thực chất cũng học từ xa chương trình cử nhân ngành kế toán của đại học Oxford Brookes. Chương trình này là hợp tác giữa đại học Oxford Brookes và ACCA (Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh), tự động đăng ký vào chương trình cử nhân cho hầu hết thành viên ACCA, làm tăng giả tạo số liệu giáo dục xuyên quốc gia của Anh quốc.

Mới đây báo cáo của Giáo dục Đại học Toàn cầu cho thấy 70% chương trình đào tạo từ xa/trực tuyến xuyên quốc gia của Anh quốc bắt đầu có từ trước năm 2000, và chỉ 4% sinh viên từ xa nhập học vào các chương trình ra đời từ sau năm 2010. Điều này nói lên rằng đào tạo từ xa không phát triển những năm gần đây.

Các quc gia hàng đầu v sinh viên du hc

Liệu có minh chứng nào cho thấy đào tạo từ xa và trực tuyến đang gia tăng thu hút ở những nước hàng đầu số sinh viên du học? Ấn Độ và Trung quốc, hai quốc gia có số du học sinh ra nước ngoài đông nhất, là các thị trường đào tạo từ xa/trực tuyến sôi động, mặc dù họ không có dữ liệu công bố về đào tạo trực tuyến xuyên biên giới. Hai nước đều phát triển nhanh đào tạo từ xa, thêm lựa chọn ngoài hệ đào tạo trên lớp, bao gồm các chương trình của đại học nước ngoài.

Theo Uỷ ban Ngân sách Đại học (UGC), Ấn Độ có 26,5 triệu sinh viên đại học năm 2014-2015. Mặc dù UGC không công bố số liệu đào tạo từ xa, các dự báo và ước lượng cho thấy con số là rất lớn. Công ty nghiên cứu Technavio ước tính hiện có 5,42 triệu học sinh/sinh viên học từ xa, và tăng 10% vào năm 2019. Giá trị thị trường đào tạo trực tuyến ở Ấn Độ vào khoảng 20 tỷ USD năm 2014, tăng trưởng doanh thu 25% vào 2019; 100/140 công ty e-learning ra đời trong 3 năm vừa qua cũng cho thấy sự phát triển của công nghiệp này.

Gia tăng các nhà cung ứng đào tạo trực tuyển trong tất cả các cấp, các hệ đào tạo, trong đó có IGNOU (Đại học Mở Quốc gia Indira Gandhi) là một đại học đào tạo từ xa thành lập năm 1958 với 700 ngàn sinh viên. Các trường đại học nước ngoài như MIT và Harvard cung ứng các chương trình trực tuyến qua hệ thống EdX – sau Hoa Kỳ, Ấn Độ là quốc gia có số sinh viên học trực tuyến qua hệ thống EdX hàng thứ hai thế giới. Mặc dầu số liệu trên cho thấy đào tạo trực tuyến gia tăng, không có nghĩa là sinh viên lựa chọn học trực tuyến thay cho học trong lớp đối với chương trình nội địa hoặc quốc tế.

Trung quốc ngày nay có hệ thống giáo dục đại học lớn nhất thế giới, tăng trưởng gấp 6 lần trong thập niên qua lên đến 33 triệu sinh viên. Theo tập đoàn nghiên cứu Ambient Insight, vào cuối năm 2014 có 5,28 triệu (16%) sinh viên học trực tuyến ở Trung quốc.

Ước tính doanh thu e-learning ở nước này lên đến 5,8 tỷ USD vào năm 2015, chiếm 22% chi tiêu cho toàn hệ thống giáo dục. Số liệu này tính cho toàn bộ giáo dục các cấp không tách riêng giáo dục đại học. Tháng Giêng năm 2015, Bộ Giáo dục Trung quốc dừng quy định cấp phép cho các chương trình đào tạo đại học trực tuyến. Trong khi các chương trình trực tuyến của đại học nước ngoài được xem là không hợp pháp, có 68 đại học nội địa vẫn vận hành các chương trình trực tuyến.

Chính phủ Trung quốc tích cực thúc đẩy phát triển đào tạo trực tuyến trong phạm vi cả nước. Vào tháng 5 năm 2015, Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi “cải cách và đổi mới giáo dục đào tạo cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin-truyền thông, để ai ai cũng được học mọi lúc, mọi nơi”. Mặc dù Chủ tịch kêu gọi phát triển, báo cáo tháng Tư 2016 của Bộ Giáo dục Trung quốc về chất lượng giáo dục đại học (đây là báo các quan trọng nhất của Bộ này), không đề cập gì đến sinh viên học từ xa/trực tuyến.

Cn d liu toàn din hơn

Dù có minh chứng về sự tăng trưởng của giáo dục đại học xuyên biên giới (CBHE: cross-border higher education) tại các nước Mỹ và Anh, vẫn cần thêm dữ liệu giúp nhìn rõ nguyên nhân tăng trưởng. Ở Ấn Độ và Trung quốc, thị trường đào tạo trực tuyến đang bùng nổ, và mặc dù có dữ liệu về CBHE, tăng trưởng của thị trường trong nước cho thấy nhu cầu cao thật sự.

Mặc dầu vậy, còn quá sớm để kết luận đào tạo trực tuyến là động cơ dẫn dắt sinh viên du học. Các chương trình trực tuyến của đại học nước ngoài không được công nhận ở Trung quốc và Ấn Độ là một rào cản cho sự phát triển đào tạo trực tuyến nói chung. Phải chăng mô hình hỗn hợp (nửa trong lớp-nửa trực tuyến) sẽ là chìa khoá giúp đào tạo trực tuyến đóng vai trò mạnh mẽ hơn cho giáo dục đại học xuyên biên giới.