Khu vực giáo dục đại học tư nhân “mới” ở Vương quốc Anh

Claire Callender

Claire Callender là giáo sư đi hc ti Birkbeck, University of London và ti Vin Giáo dc ca University College London, bà cũng là phó giám đc, đng thời là nghiên cứu viên ti Trung tâm Giáo dc Đi hc Toàn cu (CGHE) thuộc viện này. E-mail: c.callender@bbk.ac.uk.

Phát triển khu vực giáo dục đại học tư nhân ở Anh, hay nói một cách hoa mỹ là “các nhà cung cấp khác”, là chính sách trung tâm của chính phủ Anh. Chính phủ cấp tài trợ cho sinh viên cả khi ghi danh vào các khóa học được công nhận tại các trường tư. Từ năm 2010, tự do hoá giáo dục đại học đã giúp cho các trường tư thâm nhập vào thị trường này một cách dễ dàng hơn. Chính phủ còn có kế hoạch tiến xa hơn nữa. Cuốn Sách Xanh (Green Paper) 2015 của chính phủ về giáo dục đại học, đã được luật hóa sau một thời gian ngắn, nhằm loại bỏ tất cả những gì ngăn cản việc gia nhập và tăng trưởng khu vực đại học tư. Thay cho việc ban hành nhiều quy định hơn, đồng nghĩa với việc tốn nhiều kinh phí hơn, Sách Xanh đề xuất đẩy nhanh tiến độ các thủ tục để các nhà cung cấp mới tham gia vào thị trường này có thể nhanh chóng có giấy phép đại học và được quyền cấp bằng, đồng thời hạ thấp tiêu chuẩn gia nhập. Vì sao chính phủ thúc đẩy chương trình nghị sự cho chính sách này? Nước Anh có cần khu vực giáo dục đại học tư nhân không?

Cho đến nay, các trường tư thục Anh hoàn toàn chưa chứng tỏ được rằng họ thực sự năng động hay sáng tạo đột phá, có khả năng định hình lại thị trường giáo dục đại học, nâng cao chất lượng, mở rộng tuyển sinh và giảm được giá thành. Thay vào đó các trường tư đang làm hao hụt quỹ công, chuyển hướng nguồn lực ra khỏi nguồn cung công cộng hiện có, làm tiêu tốn quá nhiều thời gian, công sức và sự tập trung của các công chức nhà nước, có chất lượng đáng ngờ, và chỉ làm trầm trọng thêm thay vì xoá bỏ sự bất bình đẳng hiện tại trong giáo dục đại học. Cuối cùng, các trường tư có thể gây ra các vấn đề rủi ro ảnh hưởng đến danh tiếng của hệ thống giáo dục đại học của Vương quốc Anh.

Các nhân tố dẫn dắt sự phát triển của giáo dc đi hc tư

Xem xét ở phạm vi toàn cầu, các động lực chính thúc đẩy sự phát triển và mở rộng giáo dục đại học tư gần đây bao gồm: đáp ứng nhu cầu học đại học gia tăng, đặc biệt trong giới trẻ; mở rộng đối tượng sinh viên; và bổ sung những phân khúc thị trường mới. Những điều này có đúng với nước Anh không? Trong năm 2015, chính phủ đã dỡ bỏ chỉ tiêu đối với số lượng sinh viên đại học trong khu vực công nhằm thỏa mãn các nhu cầu bị dồn nén. Số lượng đơn xin học và nhập học thực tế trong nhóm đối tượng 18 và 19 tuổi của các trường đại học Anh tăng mạnh và đạt mức cao chưa từng có (đã tính đến những thay đổi về nhân khẩu học). Hiện nay 42% thanh niên Anh tham gia vào giáo dục đại học chính quy (full-time) ở tuổi 19, tăng hơn một phần tư so với năm 2006. Như vậy, tỷ lệ nhập học trong giới trẻ đang tăng mạnh, bất chấp học phí đã tăng gấp ba lần trong năm học 2012-2013 (không như tỷ lệ nhập học của sinh viên độ tuổi lớn hơn và vừa học vừa làm). Nhưng sự tăng trưởng là không đồng đều;  các trường công lập ở tầng thấp nhất của hệ thống giáo dục đại học phân cấp của nước Anh  có tỷ lệ tuyển sinh tăng khiêm tốn nhất. Một số trường vẫn phải vật lộn để tuyển sinh cho đủ, khiến người ta phải đặt câu hỏi liệu nhu cầu học tập có thực sự tăng mà chưa được đáp ứng hay không.

Tỷ lệ nhập học của sinh viên thuộc các thành phần nghèo tại Anh là bao nhiêu? Các trường công có mở rộng cửa cho đối tượng này không? Trong năm 2015, tỷ lệ nhập học của sinh viên 18 tuổi có hoàn cảnh khó khăn đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 18,5%, dù tốc độ tăng trưởng đã hơi chậm lại trong thời gian gần đây. Số lượng các sinh viên yếu thế nhập học đại học ở Anh năm 2015 đã tăng 30% so với 5 năm trước đó, và tăng 65% so với năm 2006. Tuy nhiên, tỷ lệ gia tăng này khá thấp ở nhóm các trường đại học uy tín nhất, những trường đòi hỏi đầu vào rất cao. Trong năm 2015, trong tổng số sinh viên vào được các trường đại học như vậy chỉ có 3,3% có hoàn cảnh khó khăn nhất, so với 20,7% sinh viên có lợi thế nhất. Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và sinh viên da màu vẫn tập trung nhiều ở các trường đại học ít uy tín. Đáng chú ý là sự mở rộng này đã đạt được mà không có bất kỳ tác động rõ rệt nào đến việc bỏ học. Tỷ lệ sinh viên bỏ học ở nước Anh đang giảm. Trong năm học 2013-2014, chỉ có 7% trên tổng số sinh viên đại học toàn thời gian, và 8% nếu tính riêng các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, bỏ học sau năm đầu tiên.

Cuối cùng, có một phân khúc thị trường đổi mới được khai thác bởi các trường cao đẳng nhận tài trợ từ chính phủ. Bằng một loạt các cải cách kịp thời, các trường này đã tăng được số lượng sinh viên của mình. Đây là những trường đặc biệt phù hợp với nhu cầu của sinh viên và các nhà tuyển dụng địa phương, và học phí cũng thấp hơn so với các trường đại học. Tuy vậy, các trường cao đẳng lại đang là mục tiêu cắt giảm ngân sách của chính phủ.

Số lượng đơn xin học và nhập học thực tế trong nhóm đối tượng 18 và 19 tuổi của các trường đại học Anh tăng mạnh và đạt mức cao chưa từng có (đã tính đến những thay đổi về nhân khẩu học).

Khu vực giáo dục đại học công dường như đang đáp ứng khá tốt nhu cầu học tập, mở rộng đối tượng tham gia và tìm kiếm các phân khúc thị trường. Khu vực này chắc chắn có thể làm tốt hơn thế. Để hiểu rõ hơn “cuộc tình” của chính phủ với giáo dục đại học tư, chúng ta phải nhìn vào nguồn gốc vấn đề là hệ tư tưởng. Chủ nghĩa “tân khai phóng” với khái niệm lý tưởng về thị trường là điểm nhấn của chính sách dịch vụ công hiện nay (và cả trước đó) của chính phủ Anh, bao gồm cả giáo dục đại học. Tầm nhìn của chính phủ là: mục đích, vai trò và hoạt động của giáo dục đại học phải được thị trường xác định và định hướng. Cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ và sự lựa chọn của người tiêu dùng, những yếu tố được cho là dẫn đến tăng hiệu quả và đổi mới, sẽ định hướng các cải cách trong giáo dục đại học. Với quan điểm này, trong năm 2012-2013, chính phủ đã rút lại phần lớn số tiền cấp cho hoạt động giảng dạy trong các trường đại học công lập của Anh quốc, và tăng trần học phí lên đến 9000 bảng Anh mỗi năm (làm cho Anh quốc trở thành hệ thống giáo dục đại học đắt nhất trong số các nước OECD); và sinh viên sẽ trả học phí bằng các khoản vay ưu đãi. Chính phủ đã  tìm cách để đặt sinh viên vào”trung tâm của hệ thống”. Kết quả là văn hóa trong nhiều tổ chức giáo dục đại học công lập thay đổi theo. Nhiều trường đã trở nên định hướng “khách hàng” và được quản lý chặt chẽ hơn. Càng ngày chúng ta càng nhìn thấy nhiều hơn những hiện tượng tư nhân hoá trong giáo dục với sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua một loạt các thỏa thuận- còn xa mới thực sự là tư nhân hoá, chẳng hạn như quan hệ đối tác công-tư, các hợp đồng về dịch vụ và tài trợ. Hiện cũng đã có những đề xuất để tư nhân hóa dịch vụ đảm bảo chất lượng.

Hiện nay, chính phủ Anh muốn có sự tư nhân hóa hệ thống giáo dục để kích thích hơn nữa sự cạnh tranh và đổi mới, để tăng sự lựa chọn cho sinh viên, giá trị dịch vụ đáng đồng tiền hơn – toàn là những lý do mang tính ý thức hệ.

Nhưng việc tư nhân hoá này có thực sự cần thiết hay không – nếu xét đến tình trạng hiện nay khu vực công đã hoạt động theo quy luật thị trường, đang đáp ứng tốt nhu cầu, mở rộng được tuyển sinh đại học và đáp ứng cả các phân khúc thị trường nhỏ? Từ các số liệu tương đối hạn chế có được về khu vực giáo dục đại học tư mới nổi ở Anh, câu trả lời là không. Những gì chúng ta biết về các nhà cung cấp tư nhân qua các nghiên cứu và báo cáo chính thức đều không đáng tự hào; các trường tư đang khiến các công chức và các cơ quan chính phủ phải bận rộn giải quyết những vấn đề lộn xộn – đặc trưng cho khu vực đang phát triển và thiếu sự kiểm soát này – và những rủi ro nó đặt ra, cũng như phải thực hiện hàng loạt các hành động giải quyết hậu quả, thường là phía sau những cánh cửa đóng kín.

Các nhà cung cp tư nhân ti Vương quc Anh

Trong số khoảng 670 nhà cung cấp tư nhân tại Vương quốc Anh hiện nay, phần lớn là các trường hoạt động vì lợi nhuận và mới được thành lập. Chỉ  có 7 trường có quyền cấp bằng và 4 trường đại học. So với các trường công thì phần lớn trường tư nhỏ hơn, có học phí rẻ hơn, tập trung chủ yếu ở London, cung cấp một phạm vi hẹp các khóa học chuyên ngành và các chương trình học cấp chứng chỉ, và có yêu cầu đầu vào thấp hơn. Nghiên cứu của chính phủ ước tính rằng hiện nay khu vực tư nhân có khoảng 245 ngàn đến 295 ngàn sinh viên. Hầu hết học theo hình thức toàn thời gian và khoảng một nửa là sinh viên quốc tế.

Số sinh viên học trường tư được hỗ trợ tài chính của chính phủ đã tăng gấp mười lần kể từ năm 2010-2011, lên khoảng 60 ngàn người. Quy mô của khoản hỗ trợ trích từ tiền thuế này đã tăng từ 30 triệu bảng Anh năm 2010 lên 723,6 triệu bảng Anh năm 2013-2014, trước khi giảm xuống 533,6 triệu bảng Anh trong năm 2014-2015 sau khi chính phủ đặt ra chỉ tiêu hạn chế số lượng sinh viên tại các trường đại học tư do lo ngại về chất lượng và chi phí tài trợ tăng vọt. Một báo cáo về hỗ trợ tài chính cho sinh viên theo học các trường đại học tư do Văn phòng Kiểm toán Quốc gia, cơ quan giúp Quốc hội kiểm soát chi tiêu công của chính phủ, cho thấy: sinh viên không đủ điều kiện vẫn nhận được hỗ trợ; các trường tư tuyển những sinh viên không đủ năng lực hoặc động lực để hoàn thành khóa học; tỷ lệ bỏ học cao gấp năm lần so với khu vực công; tuyển sinh viên được chính phủ hỗ trợ học phí vào các khóa học chưa được công nhận; và cung cấp thông tin không chính xác về quá trình học tập của sinh viên.

Tất cả những điều này là ví dụ rõ ràng về sự phung phí và lạm dụng tiền công quỹ cho lợi ích cá nhân của các nhà cung cấp tư nhân. Những điều này, cùng với sự tốn kém chi phí công khiến người ta phải đặt ra câu hỏi liệu khu vực tư nhân có thực sự cần thiết như là một lựa chọn giá rẻ để thay thế cho các trường công, cũng như đâu là lợi ích mà sinh viên và người nộp thuế nhận được từ khu vực này. Vì sao không đầu tư và tập trung vào giáo dục đại học công lập thay vì mở rộng khu vực tư nhân?