Các ấn phẩm mới

Austin, Ian and Glen A. Jones. Governance of Higher Education: Global Perspectives, Theories, and Practices. New York: Routledge, 2016. 203 pp. (pb). ISBN 978-0-415-73975-7. Website: www.routledge.com/education.

Thảo luận đa chiều trên cả khía cạnh lý thuyết lẫn thực tiễn về quản trị giáo dục đại học từ góc nhìn toàn cầu. Sẽ giúp ích cho nghiên cứu sinh sau đại học và những ai mong muốn hiểu biết sâu hơn về quản trị. Trong các chủ đề thảo luận có mối liên hệ giữa nhà nước và trường đại học, việc tự quản học thuật, quản trị và quản lý, lý thuyết quản trị và các vấn đề khác.

Bellin, William. The Islamic Republic of Iran: Its Educational System and Methods of Evaluation. Milwaukee, WI: Educational Credential Evaluators, 2015. 207 pp. $125 (pb) ISBN 978-1-883971-29-8. Website: http://publications.ece.org

Với các bài viết đánh giá có chất lượng, cuốn sách đưa ra cái nhìn tổng quan chứa đựng nhiều thông tin về hệ thống giáo dục Iran cùng các số liệu thống kê. Kèm theo là danh sách chi tiết các trường đại học Iran bằng cả tiếng Anh và tiếng Farsi, mẫu các văn bằng chứng chỉ của Iran với bản dịch tiếng Anh tương ứng. Đây là tài liệu hữu ích trong bối cảnh thiếu các thông tin về hệ thống giáo dục đại học Iran hiện nay.

Cloete, Nico, Peter Maassen, and Tracy Bailey, eds. Knowledge Production and Contradictory Functions in African Higher Education. Cape Town, South Africa: African Minds, 2015. 295 pp. (pb). ISBN 978-1-920-677855. Website: www.africanminds.org.za

Loạt bài nghiên cứu về nền giáo dục đại học châu Phi, tập trung vào vai trò của các trường đào tạo định hướng nghiên cứu. Cuốn sách có các chủ đề về hiệu quả của các trường đại học hàng đầu, chính sách khuyến khích tạo lập tri thức, vai trò của Hội đồng giáo dục đại học quốc gia, hoạt động thu hút sinh viên và các nội dung khác.

Cloete, Nico, Johann Mouton, and Charles Sheppard. Doctoral Education in South Africa.Cape Town, South Africa: African Minds, 2015. 282 pp. (pb). ISBN 978-1-928-331001. Website: www.africanminds.org.za.

Trọng tâm của tập sách là làm thế nào để tăng số lượng bằng tiến sĩ cấp hàng năm tại Nam Phi lên con số 5000 vào năm 2030. Để đạt mục tiêu này đòi hỏi có những thay đổi quan trọng trong chính sách và thực tiễn hiện nay. Trong các chủ đề của cuốn sách có các nội dung: làm thế nào để tăng hiệu quả đào tạo tiến sĩ, các phương thức đi tới thành công, cải thiện chất lượng và các nội dung khác. Tuy nội dung chỉ tập trung vào Nam Phi, cuốn sách hữu ích cho những ai quan tâm đến giáo dục đại học tại châu Phi và các nước kinh tế mới nổi.

Green, Wendy, and Craig Whitsed, eds. Critical Perspectives on Internationalisingthe Curriculum in Disciplines: Reflective Narrative Accounts from Business, Education, and Health. Rotterdam, Netherlands: Sense Publishers, 2015. 304 pp. (pb). ISBN 978-946-3000833. Web site: www.sensepublishers.com.

Quốc tế hóa đang là mối quan tâm của nhiều trường đại học trên phạm vi toàn cầu. Cuốn sách này tập trung vào một khía cạnh toàn cầu hóa hiện đang chưa được quan tâm đúng mức là chương trình đào tạo. Tứ góc nhìn của ba bộ môn giáo dục, kinh doanh và sức khỏe, các tác giả đã bàn luận về nhiều khía cạnh của quá trình phát triển chương trình và tích hợp mang tính quốc tế. Các ví dụ nghiên cứu dựa trên thực tế của nhiều nước được đưa ra để xem xét về các chủ đề như quốc tế hóa văn bằng đại học về điều dưỡng, kết nối chương trình giữa các trường và các nội dung khác.

Helms, Robin Matross. Internationalizing the Tenure Code: Policies to Promote a Globally Focused Faculty. Washington, DC: American Council on Education, 2015. 44 pp. (pb).

Là một phần của bộ sách chuyên khảo của Hội đồng Giáo dục Hoa kỳ (American Council on Education – ACE), tài liệu này thảo luận về việc bằng cách nào các quy tắc nhiệm kỳ và đề bạt ở Hoa kỳ có thể dùng để tăng cường tính quốc tế trong công việc của các giảng viên. Các chính sách hiện có được phân tích kèm theo các đề xuất cải tiến. Dù chỉ dựa trên thực tiễn Hoa kỳ, cuốn sách cũng hữu ích khi xét trên tầm quốc tế.

Helms, Robin Matross. Internationalizing U.S. Higher Education: Current Policies, Future Directions. Washington, DC: American Council on Education, 2015. 42 pp. (pb).

Là một phần của bộ sách chuyên khảo của Hội đồng Giáo dục Hoa kỳ (American Council on Education – ACE), tài liệu này thảo luận về các chính sách và sáng kiến của Hoa kỳ liên quan đến tất cả các khía cạnh toàn cầu hóa, bao gồm du học, quốc tế hóa trong nước và các nội dung khác. Tài liệu này nhận định rằng hiện đang không có chính sách quốc gia hợp nhất liên quan đến toàn cầu hóa.

Helms, Robin Matross, Laura E. Rumbley, Lucia Brajkovic, and Georgiana Mihut. Internationalizing Higher Education Worldwide: National Policies and Programs. Washington, DC: American Council on Education, 2015. 80 pp. (pb).

Là một phần của bộ sách chuyên khảo của Hội đồng Giáo dục Hoa kỳ (American Council on Education – ACE), tài liệu này thảo luận về chính sách quốc gia về toàn cầu hóa từ ngữ cảnh quốc tế. Trong các nội dung được thảo luận có du học, trao đổi học giả, hợp tác nghiên cứu, quốc tế hóa trong nước và chiến lược quốc tế hóa toàn diện.

Hutchison, Charles B., ed. Experiences of Immigrant Professors: Cross-Cultural Differences, Challenges, and Lessons for Success. New York: Routledge, 2016. 269 pp. $160 (hb). ISBN 978-1-138-806-962. Website: www.routledge.com.

Tuyển tập các bài luận của một giáo sư không xuất thân từ quốc gia nơi ông đang dạy học hiện nay, với một số chương liên quan đến vấn đề giáo sư nhập cư. Tập sách này mô tả các trải nghiệm của một học giả ngoại quốc trong cuộc sống cá nhân cũng như công việc học thuật.

Jones, Elspeth, Robert Coelen, Jos Beelen, and Hans de Wit, eds. Global and Local Internationalization.Rotterdam, Netherlands: Sense Publishers, 2016, 183 pp. (pb). $54 (pb). ISBN 978-6300-299-8. Website: www.sensepublishers.com.

Ảnh hưởng từ phía quốc nội ngày càng được thừa nhận là một phần quan trọng của quá trình toàn cầu hóa giáo dục đại học. Cuốn sách này phân tích các khía cạnh quốc tế ảnh hưởng đến các đối tác đào tạo trong nước, bao gồm việc quốc tế hóa và việc làm trong nước, đầu ra của sinh viên ở tầm quốc nội, động lực trong nước và toàn cầu hóa quá trình quốc tế hóa, các ảnh hưởng đến chương trình đào tạo – cùng một số ví dụ nghiên cứu về các chương trình đào tạo trong nước và các ảnh hưởng có thể có.

Kirst, Michael W., and Mitchell L. Stevens, eds. Remaking College: The Changing Ecology of Higher Education. Stanford, CA: Stanford University Press, 2015. 323 pp. (pb). ISBN 978-0-8047-9329-2. Web site: www.sup.org.

Trọng tâm cuốn sách này bàn về sinh thái học (ecology) của hệ thống giáo dục đại học Hoa kỳ. Cuốn sách phân tích chi tiết hệ thống giáo dục đại học trên cả hai khía cạnh xã hội và học thuật và mối liên quan giữa chúng. Cũng giống nhiều tài liệu khác, các tác giả cho rằng sinh thái của hệ thống giáo dục đại học Hoa kỳ đang thay đổi nhanh chóng. Các chủ để thảo luận trong cuốn sách này bao gồm: hiện tượng trưởng thành sớm và ảnh hưởng của nó đến việc tiếp cận giáo dục đại học, thay đổi vai trò của các trường đại học vì lợi nhuận, đo lường hiệu quả của các trường, và vai trò của các trường “rộng mở” phục vụ các sinh viên không có điều kiện nhập học sớm.

Lane, Jason E., ed. Higher Education Reconsidered: Executing Change to Drive Collective Impact. Albany, NY: State University of New York Press, 2015. 228 pp. (pb). SIBN 978-1-4384-5952-3. Website: www.sunypress.edu.

Khái niệm ảnh hưởng của tập thể được vay mượn từ văn học và thực tiễn quản trị, đã được vận dụng để xem xét nền giáo dục đại học Hoa kỳ trong cuốn sách này, với mục tiêu nhấn mạnh những thay đổi lớn đang diễn ra trong giáo dục đại học. Trong các vấn đề được bàn luận có các nội dung: lãnh đạo tập thể trong giáo dục đại học, dịch chuyển từ bất biến sang đổi mới sử dụng tư duy thiết kế và các chủ đề có liên quan khác.

Major, Claire Howell. Teaching Online: A Guide to Theory, Research, and Practice. Baltimore, MD: Johns Hopkins University Press, 2015. 234 pp. $29.95 (pb). ISBN 978-1-4214-1633-5. Web site: www.press.jhu.edu.

Tài liệu hướng dẫn giảng viên về dạy học trực tuyến. Những ví dụ đưa ra dựa trên thực tiễn Hoa kỳ, tuy nhiên các chủ đề mang tính toàn cầu. Trong các chủ đề được xem xét có cấu trúc chương trình, thời lượng bài giảng, bản quyền trí tuệ, thu hút sinh viên, tri thức – giảng viên và các nội dung khác.