Fion Choon Boey Lim
Fion Choon Boey Lim là Phó Giáo sư và Phó Hiệu trưởng tại Đại học Charles Sturt, Sydney, Úc. Email: clim@csu.edu.au.
Quan điểm được bày tỏ là của tác giả và không phản ánh quan điểm của bất kỳ tổ chức nào mà tác giả liên kết.
Giáo dục đại học quốc tế của Úc đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng khi tỷ lệ chấp thuận thị thực giảm mạnh vào năm 2024, ảnh hưởng đến các cơ sở giáo dục và các đối tượng sinh viên tiềm năng. Ngành giáo dục đại học đang phải đối mặt với sự không chắc chắn về việc áp đặt giới hạn đối với số lượng sinh viên quốc tế đăng ký. Chính phủ Úc đã kêu gọi các cơ sở giáo dục đại học thiết lập thêm các chương trình đào tạo ở nước ngoài. Tuy nhiên, cách tiếp cận “kinh doanh như thường lệ” không còn đạt được những hiệu quả như mong muốn nữa. Các cơ sở giáo dục cần có những suy nghĩ lại về giá trị đề xuất của giáo dục đại học xuyên quốc gia.
Các nhà cung cấp giáo dục Úc, bao gồm các trường đại học, các cơ sở tuyển sinh quốc tế được Bộ Nội vụ phân loại thành các mức độ rủi ro khác nhau, trong đó “rủi ro” đề cập đến khả năng chấp nhận sinh viên không chính thống dựa trên dữ liệu lịch sử. Tỷ lệ từ chối cao gần đây đối với các đơn xin thị thực du học đã chứng kiến việc giáo dục đại học quốc tế của Úc phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về việc từ chối thị thực du học và các trường đại học rút lại lời mời để duy trì xếp hạng rủi ro của mình. Một cơ sở giáo dục được xếp hạng “có rủi ro cao” sẽ thấy thời gian xử lý đơn xin thị thực quốc tế của họ bị trì hoãn hơn nhiều. Nhiều nhà cung cấp bị ảnh hưởng đang đồng thời tìm kiếm sự đa dạng hóa bằng cách chuyển hướng sang các thị trường được coi là có ít rủi ro hơn để lấp đầy khoảng trống tài chính đến từ số lượng sinh viên quốc tế đăng ký trong nước bị ảnh hưởng của họ. Những cơ sở khác thì đang bắt đầu chuyển hướng nỗ lực của họ sang việc mở rộng tiềm năng giáo dục đại học xuyên quốc gia (Transnational Higher Education – TNE). Mặc dù phần lớn sự chú ý của truyền thông và các hoạt động vận động trong vụ việc phê duyệt thị thực gần đây tập trung vào tác động tài chính, nhưng điều quan trọng là các cuộc thảo luận cần đi sâu hơn vào giá trị cốt lõi của một tấm bằng.
Giáo dục quốc tế không nên chỉ là lợi nhuận kinh tế
Nhiều người đã chỉ trích chất lượng giáo dục đại học quốc tế của Úc, nơi những người trả tiền được học tập tại đây, hoặc việc lạm dụng thị thực du học để thay thế cho thị thực làm việc. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhìn chung, giáo dục thúc đẩy hạnh phúc cá nhân và mang lại lợi ích cho xã hội nói chung. Nếu giới hạn được áp dụng, tác động lan tỏa và dài hạn đối với Úc do mất số lượng sinh viên quốc tế này vượt ra ngoài các tác động tài chính. Là một “hòn đảo” biệt lập trên bản đồ thế giới, sinh viên quốc tế, trong nước và ngoài nước, mang đến cho Úc cơ hội thiết lập sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn giữa người dân và thúc đẩy các giá trị ngoại giao mềm.
Khi thị trường trong nước trở nên khó khăn hơn, việc cung cấp bằng cấp của Úc ở nước ngoài, được biết đến nhiều hơn với tên gọi giáo dục đại học xuyên quốc gia (TNE), đã bắt đầu nhận được nhiều sự chú ý hơn. TNE là một lĩnh vực nhỏ hơn nhiều so với thành phần quốc tế của ngành giáo dục đại học Úc. Là một phần bị lãng quên nhiều trong giáo dục đại học quốc tế, TNE luôn được định vị là một hoạt động kinh doanh tạo ra doanh thu cho các trường đại học. Mặc dù là một trong những quốc gia áp dụng TNE sớm nhất, nhưng vào năm 2022, Úc chỉ có khoảng 170 ngàn sinh viên theo học các chương trình cấp bằng của Úc theo một số hình thức sắp xếp xuyên biên giới – một con số thấp hơn nhiều so với số lượng sinh viên quốc tế đăng ký trong nước (hơn 600 ngàn vào năm 2022, theo Bộ Giáo dục). Khi số lượng sinh viên quốc tế trong nước có khả năng giảm mạnh vào năm 2024, liệu TNE có thể lấp đầy khoảng trống to lớn này mà ngành giáo dục đại học Úc đang phải đối mặt?
Một đánh giá về năm quốc gia nhập khẩu giáo dục đại học Úc hàng đầu hiện nay cho thấy hầu hết đang phải đối mặt với nền kinh tế suy yếu (lạm phát hoặc giảm phát) vào đầu năm 2024. Ba trong số năm quốc gia nhập khẩu đã ghi nhận số lượng sinh viên nước ngoài đăng ký giảm so với cùng kỳ năm ngoái, ngoại trừ Ấn Độ và Việt Nam. Cùng với điều kiện kinh tế ngày càng khó khăn, mối quan hệ của Úc với các nước nhập khẩu chính có thể trở nên bất ổn khi căng thẳng địa chính trị gia tăng do ý thức hệ chính trị đe dọa dòng chảy tự do của con người và tri thức. Ví dụ, mối quan hệ giữa Úc và Trung Quốc giống như một chiếc yo-yo đung đưa trong vài năm qua, khiến việc hợp tác trên một số phương diện trở nên khó khăn, trong các lĩnh vực nghiên cứu được coi là nhạy cảm, chẳng hạn như Trí tuệ nhân tạo.
Từ đây sẽ đi về đâu?
Do nhu cầu chuyển hướng ra nước ngoài của các trường đại học, hiện nay có thể là thời điểm để các trường đại học suy nghĩ lại về cách họ có thể định vị các chiến lược xuyên quốc gia của mình. Ngành này không thể giả định cách tiếp cận kinh doanh như thường lệ trong giai đoạn thế kỷ XXI. Cần có những cách thức mới để thiết kế TNE và có thể bao gồm những ý tưởng sau:
Mở rộng cơ hội của các quốc gia đối tác tiềm năng
Nếu trọng tâm truyền thống của TNE là lợi nhuận kinh tế và là “đường ống dẫn” trong đất liền, thì các trường đại học giờ đây có thể sử dụng cơ hội này để tìm kiếm các thị trường xuyên biên giới mới, ít phổ biến hơn để tránh tập trung vào cùng vào một thị trường. Đặc biệt, các trường đại học có thể tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài tại những nơi như Đài Loan và Thái Lan, nơi số lượng sinh viên đến Úc đang tăng lên nhanh chóng (mặc dù quy mô nhỏ hơn). Sự không chắc chắn gần đây được thúc đẩy bởi khả năng giới hạn số lượng sinh viên quốc tế đăng ký trong nước đã dẫn đến sự gia tăng đột ngột các hoạt động thăm dò thị trường ở các thị trường kém phổ biến hơn, như Philippines.
Đóng góp vào việc tiếp cận giáo dục đại học cho nhóm người thiệt thòi về học tập
Đối với những người sẵn sàng đóng góp nhiều hơn để tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục đại học, những sinh viên tốt nghiệp dạy nghề chính quy từ một số quốc gia có thể giúp cung cấp những cánh đồng xanh cho TNE. Do giới hạn của các trường đại học công lập địa phương hoặc các lý do khác, nhiều người có tốc độ học tập chậm hơn bị bỏ lỡ cơ hội tiến thân trong học thuật. Ví dụ, sinh viên tốt nghiệp Viện Công nghệ Singapore (ITS) có thành tích học tập không cao vẫn tiếp tục học tập suốt đời. Hệ thống giáo dục đại học Úc được xây dựng với các điểm đầu vào thay thế thành công mang đến cơ hội cho nhóm sinh viên này mà không ảnh hưởng đến chất lượng bằng cấp.
Cung cấp các chương trình bằng ngôn ngữ khác
Úc là một trong những quốc gia xuất khẩu TNE sớm nhất và lớn nhất. Ngành này đã tích lũy được nhiều kiến thức về cách cung cấp cho sinh viên nước ngoài thông qua quan hệ đối tác với các cơ sở giáo dục địa phương ở các quốc gia khác, nơi chế độ pháp lý khác với ở Úc. Tuy nhiên, hầu hết các bằng cấp xuyên quốc gia được cung cấp bằng tiếng Anh. Khi các trường đại học phát triển nhờ việc đảm bảo chất lượng cho các thỏa thuận của bên thứ ba hoặc quản trị học thuật, có thể đã đến lúc xem xét việc mở rộng bằng cấp của Úc được cung cấp bằng ngôn ngữ khác như một phần mở rộng của giáo dục đại học xuyên quốc gia. Các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc là những thị trường cần xem xét, vì dân số của họ nói một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh và có văn hóa học tập một cách liên tục. Một khả năng khác là giới thiệu bằng kép (song ngữ hoặc đa ngôn ngữ) được cung cấp bằng hai hoặc nhiều ngôn ngữ khi nhu cầu về các chuyên gia làm việc song ngữ ngày càng tăng.
Vai trò của giáo dục đại học xuyên quốc gia của Úc
Thế giới ngày càng trở nên bất ổn về kinh tế và chính trị sau khi đợt đóng cửa do COVID-19 kết thúc. Mặc dù giáo dục đại học xuyên quốc gia của Úc hiếm khi được định vị là một điều tốt đẹp cho xã hội, nhưng hiện tại là lúc để các trường đại học xem xét cách định vị lại giá trị đề xuất của giáo dục đại học Úc trên trường quốc tế.
Sinh viên quốc tế phải trả học phí cao hơn sinh viên trong nước. Tuy nhiên, cơ sở vật chất của một trường đại học bị giới hạn bởi số lượng sinh viên mà các trường đại học có thể cung cấp. Trong khi TNE thường yêu cầu học phí thấp hơn, các đối tác địa phương thường giảng dạy nhiều hơn và thế giới cung cấp một thị trường lớn hơn với ít vấn đề về sức chứa hơn.
Những cách thức mới để thực hiện TNE có thể lấp đầy một phần khoảng trống tài chính do giới hạn số lượng sinh viên trong nước. Tuy nhiên, các trường đại học Úc phải nhận ra rằng giáo dục không thể chỉ đơn giản là một mặt hàng. TNE có thể đóng góp cho xã hội rộng lớn hơn bằng cách cung cấp khả năng tiếp cận giáo dục rộng rãi hơn và cải thiện sự hiểu biết lẫn nhau giữa công dân của các quốc gia khác nhau. Mục tiêu tài chính của TNE nên bổ sung giấy phép xã hội của một trường đại học hoạt động trong một thế giới ngày càng phân cực.