Nghiên cứu về tầm quan trọng của việc làm rõ giá trị mở rộng giáo dục đại học

Vivienne Stern MBE là Giám đốc Điều hành của Universities UK. Email: vivienne.stern@universitiesuk.ac.uk.

Ed Castell là Trưởng Bộ phận Nghiên cứu và Chiến lược tại Universities UK. Email: ed.castell@universitiesuk.ac.uk.

Tóm tắt: Hiện nay trên thế giới, ngày càng có nhiều người được đào tạo ở trình độ đại học. Tuy nhiên, trong một số hệ thống giáo dục đại học đại chúng, bao gồm Vương quốc Anh, việc mở rộng giáo dục đại học đang gặp phải nhiều chỉ trích. Để ủng hộ cho việc tiếp tục mở rộng, chúng ta phải làm rõ hơn sự hiểu biết của mình và của những người ra quyết định về lợi ích toàn diện, không những cho việc mở rộng nền kinh tế cũng như cho sự bình đẳng.

Mặc cho tỷ lệ tham gia giáo dục đại học đang tăng lên, chúng ta vẫn tiếp tục nghe thấy những ý kiến cho rằng đang có quá nhiều người học đại học. Tại Vương quốc Anh, Thủ tướng Rishi Sunak đã nêu rõ quan điểm này trong một tuyên bố với các Đảng viên. Đó là một quan điểm thường được đưa ra bởi những người đã từng học đại học và bởi những người khao khát con cái của họ được tiếp cận những lợi ích mà giáo dục đại học mang lại.

Mặc cho tỷ lệ tham gia giáo dục đại học đang tăng lên, chúng ta vẫn tiếp tục nghe thấy những ý kiến cho rằng đang có quá nhiều người học đại học.

Bất chấp những lời lẽ hoa mỹ, sự khao khát về việc đạt được trình độ học vấn cao hơn dường như không hề suy giảm. Vương quốc Anh mặc dù là một trong những quốc gia có tỷ lệ người đạt trình độ đại học cao nhất trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and Development – OECD) nhưng không phải là quốc gia duy nhất đang tìm cách gia tăng tỷ lệ này. Trong khi có ngày càng nhiều quốc gia hướng tới hệ thống giáo dục đại học “đại chúng” (“mass” higher education systems), chúng ta có trách nhiệm phải thường xuyên đánh giá lại để có thể kiểm tra xem những khẳng định của việc tiếp tục mở rộng đại học liệu vẫn còn đúng hay không.

Bài viết này tập trung vào hệ thống giáo dục của Vương quốc Anh, chúng ta có thể đưa ra một lập luận đơn giản rằng việc mở rộng giáo dục đại học rõ ràng là một điều tốt; nó là cần thiết vì cả lý do kinh tế và duy trì sự công bằng. Tuy nhiên, có lẽ đã đến lúc chúng ta cần suy nghĩ lại về cách chúng ta đo lường giá trị. Quan điểm hẹp về kết quả việc làm hay thu nhập không thể hiện được bức tranh toàn cảnh. Nếu chúng ta muốn tiếp tục mở rộng giáo dục đại học, chúng ta cần phải làm rõ sự hiểu biết của mọi người về những lợi ích đối với từng cá nhân hay với cả thế giới rộng lớn hơn.

Bài viết này sẽ chỉ đề cập sơ lược đến giá trị rộng lớn hơn của giáo dục đại học. Chúng tôi không đi sâu vào tác động của nghiên cứu và phát triển thay đổi thế giới, hay sự gắn kết cộng đồng toàn cầu, điều mà các tổ chức của chúng tôi đang thúc đẩy.

Giáo dục đại học mang lại lợi ích cho cá nhân

Báo cáo “Cái nhìn tổng quan về giáo dục” (“Education at a Glance”) của OECD cho biết 86% người trưởng thành có trình độ đại học có việc làm so với 77% người có trình độ trung học phổ thông. Họ cũng có khả năng kiếm được nhiều hơn những người không có bằng cấp: trung bình, những người trưởng thành ở OECD có bằng cử nhân kiếm được nhiều hơn 43% so với những người có bằng trung học phổ thông. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng sinh viên tốt nghiệp còn được hưởng những lợi ích phi tài chính, bao gồm sức khỏe tốt hơn và tuổi thọ cao hơn.

Trình độ học vấn cao hơn mang lại lợi ích cho ngân sách chính phủ

Không chỉ cá nhân được hưởng lợi từ giáo dục đại học. Tại Vương quốc Anh, trung bình, ngân sách nhà nước đang thu được lợi nhuận đáng kể từ mỗi sinh viên tốt nghiệp. Vào năm 2020, Viện Nghiên cứu Tài chính (Institute for Fiscal Studies – IFS) đã phát hiện ra rằng mỗi sinh viên tốt nghiệp đều có khoản hoàn trả ngân sách trọn đời (tức là số tiền ròng mà họ trả lại cho người nộp thuế do thu nhập cao hơn, trừ đi số tiền mà ngân sách nhà nước đã “chi tiêu” cho họ) là 110.000 bảng Anh đối với nam giới và 30.000 bảng Anh đối với phụ nữ.

Vì những người tốt nghiệp đại học có nhiều khả năng được tuyển dụng hơn so những người không tốt nghiệp, họ cũng ít kêu gọi sự hỗ trợ từ nhà nước hơn. Dữ liệu cho thấy 15 năm sau giai đoạn bốn (thường hoàn thành ở tuổi 16), chỉ có 2% sinh viên tốt nghiệp yêu cầu nhận trợ cấp thất nghiệp, so với 11% người không tốt nghiệp. Sức khỏe cũng tốt hơn, xu hướng tham gia tình nguyện nhiều hơn và hiệu ứng gắn kết gia đình giúp cha mẹ có bằng cấp sẽ hỗ trợ con cái của mình học hành tốt hơn, tất cả đều mang lại lợi ích cho đất nước.

Ngoài ra, rõ ràng là tỷ lệ tham gia đại học cao hơn có lợi cho nền kinh tế. Nghiên cứu của Bộ Giáo dục Vương quốc Anh cho thấy kỹ năng và lao động là yếu tố đóng góp tích cực vào hiệu quả sản xuất trong vài năm trở lại đây.

Có những bằng chứng cho thấy việc tiếp tục mở rộng giáo dục đại học là thực sự cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động đang phát triển. Một nghiên cứu gần đây dự đoán rằng Vương quốc Anh sẽ cần thêm hơn 11 triệu sinh viên tốt nghiệp vào năm 2035 và 88% công việc mới yêu cầu trình độ sau đại học. Yêu cầu cấp bách để đáp ứng nhu cầu kỹ năng này không chỉ có ở Vương quốc Anh; còn có bằng chứng cho thấy lực lượng lao động ở các nước có thu nhập thấp hơn có nhiều khả năng bị giới hạn giáo dục, vì vậy việc tăng cường trình độ học vấn là vấn đề cấp bách hơn.

Tuy nhiên, thị trường lao động trong tương lai lại là một điều khó lường, đặc biệt là trong thời đại của trí tuệ nhân tạo. Có thể chắc chắn rằng chính những kỹ năng linh hoạt, sáng tạo, khả năng làm việc theo nhóm, tư duy phản biện và có lẽ trên hết là khả năng học hỏi và thích nghi sẽ giúp sinh viên tốt nghiệp ngày nay có chỗ đứng trong môi trường làm việc tương lai.

Mở rộng giáo dục đại học thúc đẩy cơ hội bình đẳng

Đây có lẽ là lý do tại sao các quốc gia đang tiếp tục mở rộng giáo dục đại học, vì nó có ý nghĩa về mặt kinh tế. Nhưng chúng ta cũng có nghĩa vụ về đạo đức là trao cho nhiều người hơn cơ hội tham gia giáo dục đại học (và đảm bảo điều đó xảy ra một cách công bằng).

Tại Vương quốc Anh, việc mở rộng hệ thống giáo dục đã tạo ra những thay đổi thực sự về phân bổ cơ hội. Trong giai đoạn kể từ năm 2005, Vương quốc Anh đã chứng kiến ​​tỷ lệ sinh viên có điều kiện khó khăn được tuyển vào đại học tăng gấp đôi. Đồng thời, những người thuộc nhóm các cộng đồng thiểu số (dựa trên giới tính, dân tộc và tình trạng khuyết tật) tham gia đại học cũng gia tăng. Những sinh viên tốt nghiệp này – những người sẽ không có khả năng vào đại học nếu không có sự mở rộng, có thể đạt được thu nhập cao hơn, sức khỏe tốt hơn và tuổi thọ cao hơn.

Tuy nhiên, ở Vương quốc Anh, bạn vẫn có cơ hội gấp đôi để có thể học đại học nếu bạn đến từ các khu vực thuận lợi hơn so với các khu vực kém thuận lợi. Với những người có điều kiện sẽ không có khả năng rút lui, lịch sử đã chỉ ra rằng bạn phải tăng cường sự tham gia để có thể mở rộng.

Quan điểm hẹp về giá trị trong giáo dục đại học

Mặc dù những lợi ích của giáo dục đại học là quá rõ ràng, nhưng giá trị của hệ thống giáo dục của chúng ta ngày càng lại chỉ được đánh giá bằng lợi ích đầu tư của quá trình này – tức là mức chênh lệch lương giữa những người tốt nghiệp đại học. Đây là một nỗi ám ảnh dễ hiểu. Hệ thống tài chính sinh viên khác nhau trên khắp Vương quốc Anh, nhưng ở Anh, hệ thống này được hình thành trong đó chi phí hỗ trợ giáo dục đại học được chia sẻ giữa cá nhân và nhà nước. Đó là một hệ thống đồng thanh toán, trong đó nhà nước đảm bảo rủi ro cá nhân khi đi học đại học. Nó nói rằng: chúng tôi muốn bạn học đại học vì chúng tôi cần nhiều người có trình độ giáo dục cao hơn. Nhưng nếu điều đó không hiệu quả, nếu bạn tạm nghỉ việc để sinh con, hoặc nhận một công việc có mức lương thấp hơn nhưng có giá trị xã hội cao, chúng tôi sẽ gánh phần chi phí lớn hơn. Điều này đạt được thông qua sự kết hợp giữa các khoản trợ cấp (gần đây đã bị giảm đáng kể) cho các trường đại học để trang trải một phần chi phí và các khoản vay cá nhân, được hoàn trả tùy thuộc vào thu nhập và cuối cùng sẽ được xóa nếu không trả hết.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cán cân đã thay đổi đáng kể, hướng tới việc cá nhân gánh vác một tỷ lệ cao hơn của chi phí này. Ngày nay, Vương quốc Anh có một trong những nước có tỷ lệ giáo dục đại học được tài trợ bởi các hộ gia đình tư nhân cao nhất trong OECD. Vì vậy, có thể hiểu được rằng với gánh nặng nợ nần đối với cá nhân, lợi tức đầu tư được nhận thức là trọng tâm.

Những công việc chưa hoàn tất của phổ cập hóa

Tuy nhiên, nếu cả nước được hưởng lợi theo nhiều cách từ việc tăng cường tham gia, đã đến lúc nghĩ khác về việc sử dụng mức lương cao của sinh viên tốt nghiệp làm thước đo chính về giá trị hay chưa? Chúng ta nên làm tốt hơn trong việc định lượng các lợi ích của việc tăng cường việc làm, sức khỏe tốt hơn, sự hài lòng, dịch vụ công, cơ hội bình đẳng và tất cả các lợi ích phi tài chính khác của việc phổ cập đại học. Chúng ta nên tính đến các lợi ích kinh tế quốc gia từ việc tham gia và đóng góp vào năng suất, cũng như các lợi ích kinh tế cho cá nhân. Chắc chắn, cần có một sự cân bằng tốt hơn trong việc hiểu rõ các lợi ích công và tư của việc phổ cập đại học.

Nếu chúng ta không nắm bắt điều này, chúng ta có nguy cơ thua trong những cuộc tranh luận. Chúng ta phải giải thích rõ ràng lý do tại sao nên đầu tư vào giáo dục đại học là ưu tiên hàng đầu, gồm cả ở các quốc gia đang hướng tới sự phổ cập hóa, không chỉ để mở rộng cơ hội cá nhân mà còn vì nhiều lợi ích của nó.