Bối cảnh quản lý các trường đại học ở các nước thuộc Liên Xô cũ

Tiến sĩ Peter D. Eckel là thành viên cao cấp của Trường Giáo dục Sau đại học tại Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ, đồng thời là người đứng đầu học thuật của một chương trình toàn cầu mới về quản lý giáo dục đại học. E-mail: eckelpd@upenn.edu. Bài viết này dựa trên cuốn sách Quản trị các trường đại học ở các nước hậu Xô Viết (NXB Đại học Cambridge, tháng 10 năm 2023) do Peter D. Eckel chủ biên.

Tóm tắt: Từ cách tiếp cận quản trị chung của Liên Xô, 4 mô hình quản trị đại học khác nhau đã xuất hiện tại các quốc gia thuộc Liên Xô cũ sau năm 1991. Các mô hình này có quá trình phát triển khá ấn tượng và thú vị, tuy nhiên, nên được xem xét theo bối cảnh mà chúng đã diễn ra. Việc xác định hiệu quả quản trị là một thách thức lớn, nhưng sự hiểu biết về bối cảnh thông qua lăng kính kép của cạnh tranh và tự chủ có thể giúp các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo đại học và các nhà nghiên cứu học thuật theo đuổi các cấu trúc quản trị phù hợp và thích hợp.

Quản trị cấp cơ sở là cơ chế giúp cho việc biến ý định chính sách thành hành động. Cấu trúc quản trị quyết định các bên liên quan đến với nhau như thế nào và bằng cách nào, bao gồm ai, có quyền truy cập vào thông tin gì và các quyết định được đưa ra và truyền tải như thế nào. Các cấu trúc quản trị do các trường đại học và chính phủ tạo ra rất khác nhau và khó có mô hình nào phù hợp với mọi tình huống. Các trường đại học ở các quốc gia khác nhau khi xem xét lại việc quản trị, thường áp dụng các mô hình theo kiểu phương tây (và thường theo các nhà tư vấn định hướng), họ nên suy nghĩ về việc xây dựng cấu trúc quản trị như thế nào, và mô hình nào phù hợp với bối cảnh hoạt động của họ.

Trong 3 thập kỷ qua, một thí nghiệm độc đáo đã diễn ra trên khắp các quốc gia hậu Xô viết. Vào năm 1991, các trường đại học ở 15 quốc gia này có một mô hình quản trị chung do nhà nước ấn định. Ba mươi năm sau, cách tiếp cận của các quốc gia này đã phát triển để đáp ứng với nhiều tình huống khác nhau. Có bốn mô hình nổi bật. Thứ nhất là mô hình tập trung vào học thuật với hiệu trưởng được bầu từ bên trong trường đại học, và các thành viên chủ yếu là giảng viên và cán bộ nhân viên.Thứ hai là mô hình nhà nước mở rộng, trong đó chính phủ bổ nhiệm hiệu trưởng và người đứng đầu cơ quan quản lý, đồng thời trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong các quyết định quản trị và điều hành. Thứ ba là mô hình nội/ngoại, trong đó thành viên của cơ quan quản lý bao gồm các cá nhân từ bên trong và bên ngoài trường đại học. Cuối cùng là mô hình dân chủ với các thành viên và lãnh đạo đến từ bên ngoài trường đại học, đại diện cho các nhóm lợi ích khác nhau. Ngoài ra còn có sự khác biệt trong từng mô hình theo từng quốc gia.

Mặc dù bản thân 4 mô hình này đều rất thú vị, nhưng một câu hỏi quan trọng là chúng hoạt động hiệu quả như thế nào? Sự đa dạng này có quan trọng không? Để trả lời những câu hỏi này, cần lưu ý rằng quản trị không thể được xem xét một cách riêng rẽ mà cần phải được xem xét trong bối cảnh hoạt động của nó. Việc xác định hiệu quả quản trị thực sự là một thách thức lớn, do đó, thay vì đặt câu hỏi trên thì nên tập trung vào tính phù hợp của các cấu trúc đối với bối cảnh quản trị đương thời.

Bối cảnh quản trị: kết hợp giữa tự chủ và cạnh tranh

Mặc dù có điểm khởi đầu chung, 15 quốc gia thuộc Liên Xô cũ hiện hoạt động trong nhiều bối cảnh khác nhau, từ các quốc gia vùng Baltic ở phía Tây sang Turkmenistan và Belarus khu vực trung tâm, cũng như Kazakhstan và Nga. Có 2 yếu tố hữu ích giúp minh họa cho bối cảnh quản trị này. Thứ nhất là tự chủ. Sự khác biệt về tự chủ sẽ ảnh hưởng đến những gì các cơ quan quản trị thực hiện, các loại quyết định họ phải đưa ra và những gì họ có thể cung cấp cho các trường đại học. Yếu tố thứ hai là sự cạnh tranh. Tùy thuộc vào phạm vi và chiều sâu, cạnh tranh đặt ra những yêu cầu khác nhau đối với các trường đại học và các cơ quan quản trị của họ. Các trường đại học đang cạnh tranh về sinh viên, nghiên cứu và tài trợ theo những cách nào? Yếu tố thứ hai tập trung vào những gì các trường đại học cần làm để phát triển, trong khi đó yếu tố thứ nhất tập trung vào mức độ họ được phép hành động. Nhà kinh tế học Philippe Aghion và các đồng nghiệp cho rằng cạnh tranh kết nối liên quan với tự chủ: quá nhiều cạnh tranh mà không có tự chủ đồng nghĩa với việc các trường đại học không thể hành động, trong khi quá nhiều tự chủ mà không có cạnh tranh có nghĩa là các trường đại học có thể theo đuổi các chỉ thị riêng của họ và không phải những gì xã hội của họ cần.

Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra tính tự chủ và cạnh tranh. Hầu hết mọi người đều biết đến bảng tính điểm tự chủ của Hiệp hội các trường đại học châu Âu (EUA). Nó đã biến khái niệm trừu tượng về tự chủ trong giáo dục đại học trước đây nay trở nên cụ thể. Chúng tôi sử dụng khung tính điểm này để hiểu một số khía cạnh của bối cảnh quản trị. Đối với thành phần thứ hai, chúng tôi đã xem xét 4 yếu tố để tạo ra một chỉ số cạnh tranh song song. Yếu tố cạnh tranh đầu tiên là nghiên cứu khoa học. Việc được chấp nhận trên các tạp chí quốc tế đòi hỏi các học giả phải tiến hành nghiên cứu đua tranh với các bài gửi khác. Do đó, nghiên cứu được xuất bản thành công là một chỉ báo của sự cạnh tranh thành công. Chúng tôi đã sử dụng điểm năng lực nghiên cứu cấp quốc gia (điểm h-index lấy từ Scimago). Hai chiều hướng khác tập trung vào cạnh tranh sinh viên. Một chiều hướng là mức độ các trường đại học công lập thi đua với các trường đại học tư thục trong nước. Tỷ lệ sinh viên theo học tại các trường đại học tư thục càng cao thì mức độ cạnh tranh trong hệ thống càng lớn. Một chiều hướng nữa là tập trung vào việc cạnh tranh thu hút sinh viên quốc tế. Cả 2 chiều hướng đều có mục tiêu là giữ chân sinh viên trong nước và từ đó thi đua với sinh viên quốc tế. Đối với chiều hướng sau, chúng tôi đã sử dụng dữ liệu di cư quốc tế (từ UNESCO) để tạo ra tỷ lệ cạnh tranh sinh viên. Yếu tố cuối cùng là cạnh tranh trong tài trợ cho học phí do sinh viên chi trả. Đối với mỗi yếu tố này, chúng tôi đã tạo ra bảng xếp hạng tương quan trong tập hợp các quốc gia để so sánh.

Dường như có sự không tương thích giữa cạnh tranh và tự chủ ở một số quốc gia.

Các mô hình thích hợp (hoặc không)

Những chiều hướng được đề cập trước đây cung cấp khuôn khổ cho việc định vị các mô hình quản trị. Và những điều ấn tượng sau đây được tìm ra.

Trước hết, dường như có sự không tương thích giữa cạnh tranh và tự chủ ở một số quốc gia. Ở một số quốc gia, mức độ tự chủ tương ứng với mức độ cạnh tranh. Cả hai đều ở mức thấp tại các quốc gia như Azerbaijan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan. Đồng thời, Moldova và Ukraine có mức độ cạnh tranh và tự chủ vừa phải. Còn Latvia lại có mức độ vừa phải đến cao của cả 2 chỉ số trên. Tuy nhiên, ở các quốc gia khác (chẳng hạn như Gruzia, Kyrgyzstan và Nga), cạnh tranh dường như vượt qua mức độ tự chủ, trong khi ở các quốc gia như Estonia, Kazakhstan và Lithuania, tự chủ vượt qua mức độ cạnh tranh. Điều này có nghĩa là bối cảnh chính sách đang yêu cầu 2 điều khác nhau từ các trường đại học và các cấu trúc quản trị của họ.

Do đó, có một số cấu trúc quản trị phù hợp với bối cảnh, nhưng không phải là tất cả. Một số quốc gia có mức độ tự chủ và cạnh tranh thấp áp dụng mô hình quản trị nhà nước mở rộng. Nhà nước chỉ đạo giáo dục đại học, cung cấp các nguồn lực cần thiết và hạn chế cạnh tranh. Nhưng một bức tranh phức tạp hơn xuất hiện ở các quốc gia khác, nơi các mô hình quản trị dường như không phù hợp với bối cảnh. Quản trị của Nga sử dụng mô hình nhà nước mở rộng, nhưng nó hoạt động trong một bối cảnh cạnh tranh vừa phải cùng mức tự chủ thấp. Mô hình quản trị này có thể kìm hãm các trường đại học khi chúng cần phải cạnh tranh. Cả Gruzia và Kyrgyzstan đều có các mô hình tập trung vào học thuật, trong đó quản trị cấp đại học tập trung vào nội bộ do các thành viên và lãnh đạo của nó. Tuy nhiên, Gruzia đang ở trong một bối cảnh cạnh tranh cao/tự chủ thấp, và Kyrgyzstan đang ở trong một bối cảnh cạnh tranh vừa phải/tự chủ thấp, vì vậy tốt hơn là họ nên áp dụng các mô hình khác, cho phép tập trung nhiều hơn ra bên ngoài, chẳng hạn như mô hình nội/ngoại đang được áp dụng ở Ukraine và Moldova. Ba nước Baltic đều có mức độ tự chủ từ trung bình đến cao. Latvia có mức độ cạnh tranh tương ứng cao. Hai nước còn lại, cụ thể là Estonia và Lithuania, có ít cạnh tranh hơn. Tất cả đều có các cơ quan nội/ngoại có sự tham gia của cả các bên liên quan bên trong và bên ngoài tổ chức, điều này có thể phản ánh nhu cầu của họ. Tuy nhiên, so với Kazakhstan, quốc gia có mô hình quản trị tập trung nhiều nhất vào bên ngoài bao gồm các bên liên quan ngoại vi (bao gồm cả các quan chức chính phủ), lấy ví dụ các trường đại học Latvia, từ một cấu trúc quản trị do bên ngoài thúc đẩy nhiều hơn để có thể cạnh tranh và tận dụng lợi thế từ mức độ cạnh tranh và tự chủ cao của họ. Tham vọng của mô hình này đối với Kazakhstan có thể đi trước thời đại của nó do bối cảnh của nó.

Kết quả phân tích

Có 3 hàm ý chính. Về phía học thuật, cạnh tranh sẽ được hưởng lợi từ một chỉ số khắt khe hơn tương tự như Bảng điểm Tự chủ của EUA. Thứ hai, các nhà hoạch định chính sách nên hướng tới việc thực hiện các chính sách điều chỉnh sự cạnh tranh và tự chủ. Cuối cùng, lãnh đạo các trường đại học nên ủng hộ một cấu trúc cho phép họ thúc đẩy các nhu cầu quản trị của mình theo những cách phù hợp với các yêu cầu của bối cảnh hoạt động. Sự thống nhất giữa bối cảnh và cấu trúc tốt hơn sẽ cho phép các cơ quan quản trị hoạt động theo những cách có lợi nhất, hiệu quả nhất và hiệu suất nhất. Một số cấu trúc phản ánh quá nhiều sự kiểm soát tập trung là không đủ khi các trường đại học cần cạnh tranh. Các cấu trúc khác phản ánh sự tự chủ mà không có sự bảo vệ thích đáng của cạnh tranh có nguy cơ kém hiệu quả, lệch lạc sứ mệnh và trong trường hợp cực đoan, khả năng tham nhũng.