Tái tư duy về giáo dục nghề nghiệp trên khắp châu Âu

Ellen Hazelkorn là đối tác của BH Associates, và là giáo sư danh dự tại Dublin Institute of Technology, Ireland. E-mail: [email protected].

Tóm tắt: Trong một khoảng thời gian khá dài, giáo dục nghề nghiệp được coi là con đường tiếp cận thay thế cho giáo dục đại học hoặc là nhà cung cấp “phương sách cuối cùng”. Kết quả là các nước EU đang phải gánh chịu một thị trường lao động ngày càng phân cực, dẫn đến những hậu quả rõ rệt về sự công bằng, gắn kết xã hội và các vấn đề chính trị. Những phát triển này đang buộc chúng ta phải giải quyết những điểm yếu tồn tại lâu dài trong hệ thống giáo dục và đào tạo sau trung học, cũng như cách chúng được nhìn nhận, cơ cấu, triển khai và nguồn tài chính.

Tháng 2 năm 2021, Liên minh châu Âu đã đặt ra mục tiêu rằng ít nhất 45% người dân từ 25 đến 34 tuổi sẽ có bằng cấp sau trung học vào năm 2030. Tới năm 2022, gần một nửa các thành viên Liên minh châu Âu đã đạt được mục tiêu này, Ireland và Luxembourg đã vượt quá 60%.

Việc đại chúng hóa – cùng với Công nghiệp 4.0 và 5.0, chuyển đổi xanh và chuyển đổi số bao gồm AI, thay đổi nhân khẩu học, tái toàn cầu hóa và căng thẳng địa chính trị – đang thay đổi cách chúng ta tư duy về hệ thống giáo dục của mình. Những hệ thống đang hoạt động để phục vụ ít hơn 20% dân số hiện tại đã không còn phù hợp, khi mà con số này đã tăng tới 60%.

Khi con số sinh viên nhập học ngày càng tăng, bậc cử nhân/thạc sĩ/tiến sĩ đã trở thành khuôn khổ bằng cấp phổ quát. Gần 60% trong tổng số sinh viên học để lấy bằng cử nhân, nhưng chỉ 7.7% trong số đó tham gia vào các khóa học ngắn hạn. Việc theo đuổi vị thế và lợi thế xã hội đã thúc đẩy nhu cầu chi tiêu cho giáo dục nghề nghiệp sau trung học (VET), thường được coi là con đường tiếp cận thay thế cho giáo dục đại học hoặc “phương sách cuối cùng”. Ngay cả ở Đức, nơi có lịch sử đào tạo dạy nghề lâu đời, sự ưu tiên của xã hội đối với giáo dục đại học, bao gồm cả các ngành kỹ thuật, cũng đang có sự biến chuyển; thực sự, nhiều người chọn đào tạo nghề cũng đã chuyển sang bậc giáo dục đại học.

Chính kết quả này đã dẫn đến việc các nước thuộc Liên Minh châu Âu đang phải trải qua một thị trường lao động ngày càng phân cực. Khoảng cách ngày càng tăng giữa nghề tay nghề bậc cao và bậc thấp hơn dẫn đến việc biến mất của các công việc yêu cầu tay nghề trung bình. Hầu hết các công việc mới sẽ nằm trong lĩnh vực đòi hỏi tay nghề cao, nhưng chúng ta đã bỏ qua thực tế rằng gần 45% trong số đó sẽ đòi hỏi kỹ năng ở mức trung. Là một phần của 5 Kỹ Năng 2023, Liên minh châu Âu đã báo cáo rằng, nhiều quốc gia đang gặp phải tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng mang tính cơ cấu trong nhiều lĩnh vực hay trong các ngành nghề quan trọng, và con số này đang tiếp tục tăng lên. Điều này dẫn đến hậu quả rõ ràng đối với công bằng và gắn kết xã hội, và chính trị.

Những phát triển này đang buộc chúng ta phải giải quyết những điểm yếu đã tồn tại lâu dài trong hệ thống giáo dục đào tạo và cách mà giáo dục bậc sau trung học bao gồm các khía cạnh về nhận định, cấu trúc, phân phối và về sự tài trợ.

VET khác nhau trên khắp châu Âu

Hệ thống của VET và thái đội đối với VET được thể hiện tương đối khác nhau ở Liên minh châu Âu bởi tính riêng biệt trông hệ thống giáo dục tại mỗi quốc gia nơi đây. Nó thường liên quan đến môt chủ đề chung là về giáo dục nghề nghiệp, tuy nhiên bản thân điều này cũng có những khác biệt đáng kể. Một ví dụ được nêu ra rằng, Pháp, Ý, Croatia, Cyprus, Luxembourg và Hà Lan đều theo đuổi hệ thống dạy nghề rộng khắp và đa ngành nghề, trong khi những nước khác lại hướng đến các chương trình đào tạo chuyên sâu và đặc thù vào một nhóm những công việc nhất định. Việc học nghề theo hình thức học việc thường được xem là hình thức nguyên thủy vì nó được kết hợp trực tiếp giữa việc học với chính công việc của nó. Còn tại Ireland, nơi đây sử dụng thuật ngữ “giáo dục và đào tạo bậc cao” bao hàm trình độ học vấn của người trưởng thành và giáo dục cộng đồng.

Tại một số quốc gia, chẳng hạn như ở Đức, vừa có sự khác biệt nhưng đồng thời cũng có liên kết chặt chẽ giữa giáo dục và thị trường lao động. Nó cung cấp VET căn bản (I-VET) tại cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông nơi mà những học sinh tự đưa ra quyết định ngành nghề ngay giữa độ tuổi thiếu niên. Cách tiếp cận nhị phân được nhân rộng khắp các cấp sau trung học, được xếp thành một nhóm tổ chức hay thường được gọi là các trường đại học khoa học ứng dụng (universities of applied science – UaS), ví dụ: Fachhoshschulen ở Đức, các trường đại học (university colleges) ở Scandinavia, Hogescholen ở Hà Lan, hoặc trường bách khoa (polytechnics) tại Phần Lan.

Tập trung vào khả năng tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động, cùng với những lo ngại về việc mở rộng sự tham gia của khu vực, đã mang lại tác động chuyển hóa lên chính sách và tư duy công tại nhiều quốc gia.

Trái lại, tại Ireland, Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ, mối liên kết giữa trường học với công việc thực tiễn tỏ ra không mấy chặt chẽ. VET thường định hướng theo con đường không quá tập trung vào giáo dục sau trung học để đi tìm kiếm việc làm hay tham gia học đại học. Trong khi Đức nơi đã có nhiều thành công trong quá khứ trong việc thúc đẩy bình đẳng giữa việc học nghề và học thuật, thì các yếu tố văn hóa xã hội và chính sách lại có ý nghĩa rằng VET đang cung cấp nguồn lực thấp hơn tại nhiều nước khác.

Tập trung vào khả năng tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động, cùng với những lo ngại về việc mở rộng sự tham gia của khu vực, đã mang lại tác động chuyển hóa lên chính sách và tư duy công tại nhiều quốc gia. Các đề xuất bao gồm tạo ra hệ thống giáo dục thống nhất và đa dạng hơn theo chiều ngang, trong đó có việc tích hợp VET vào hệ thống giáo dục rộng lớn hơn; hợp tác và con đường học tập lớn hơn.giữa dạy nghề, chuyên nghiệp và học thuật; một chương trình giảng dạy, sư phạm và đánh giá thực tiến hơn, kết hợp kỹ năng với trải nghiệp của người học; và công nhận VET là một nhân tố chính trong hệ sinh thái nghiên cứu và đổi mới trong khu vực.

Điều này được minh chứng trong chương trình Liên minh châu Âu về chuyên môn hóa thông minh. Các tài liệu và chính sách đổi mới đã nhấn mạnh quá mức việc tạo ra trí thức và sáng tạo công nghệ tại các trường đại học, bỏ qua việc truyền bá khai thác tri thức và đổi mới xã hội. Khi làm như vậy, nó đã bỏ qua vai trò trực tiếp và năng động của VET trong việc tạo ra năng lực hấp thụ và chia sẻ kiến thức, đặc biệt là liên quan đến đổi mới quy trình và dịch vụ.

Ví dụ điển hình về những gì đang xảy ra

Một số chính phủ đang suy nghĩ lại về các thỏa thuận quản trị. New Zealand là một trong số đó, là một quốc gia đầu tiên thành lập Ủy ban Giáo dục Đại học vào năm 2003. Hội đồng Tài trợ Scotland được thành lập vào năm 2005, và xứ Wales đã thành lập Ủy ban Giáo dục và Nghiên cứu Đại học – một ví dụ điển hình cho Anh Quốc, nơi đang xem xét các lựa chọn sau chiến thắng có thể có của Đảng Lao động sau cuộc bầu cử tiếp theo. Cả Ireland và Úc hiện đang xem xét lại hệ thống của mình, đề xuất tích hợp “hệ thống giáo dục đại học… trong đó các ngành đào tạo kỹ năng và giáo dục đại học bậc cao hoạt động nhất thể nhưng vẫn giữ được những thế mạnh và bản sắc riêng biệt”. Hà Lan và Bồ Đào Nha cũng đang suy nghĩ lại về hệ thống của họ.

Liên minh châu Âu nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao VET lên một cấp độ cao hơn bao gồm cập nhật chương trình giảng dạy, giảng dạy và học tập v.v… OECD đang nói về một kỳ thi giống PISA dành cho VET. Eramus+ 2021-2027 cung cấp 400 triệu Euro để tài trợ cho 100 Trung tâm Đào tạo nghề Xuất sắc. Mục đích là tạo ra các nền tảng hợp tác xuyên quốc gia hoặc hệ sinh thái kỹ năng đưa các nhà cung cấp VET và các đối tại địa phương gắn kết với nhau để xây dựng năng lực và đóng góp vào sự đổi mới phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.

Tại xứ Basque của Tây Ban Nha, việc thiết lập và duy trì hệ sinh thái giáo dục nghề nghiệp là một ưu tiên chính trị hàng đầu. Nó đã gắn kết chính phủ xứ Basque, ban giáo dục và phát triển kinh tế và ngành công nghiệp xứ Basque, các đối tác kinh tế và xã hội, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, cũng như giáo viên và sinh viên. Đi cùng với Chiến lược Chuyên môn hóa Thông minh xứ Basque, điểm nhấn chính là sự xuất sắc của giáo dục nghề nghiệp, với một cách tiếp cận tích hợp để đào tạo, đổi mới sáng tạo ứng dụng và tinh thần kinh doanh năng động. Mục tiêu là dẫn đường cho đổi mới ứng dụng xứ Basque, tập hợp 19 trung tâm tại bốn nhóm được tổ chức xung quanh các ưu tiên sau: sản xuất tiên tiến, nhà máy kỹ thuật số và kết nối; năng lượng, và khoa học sinh học và công nghệ sinh học.

Vào năm 2014, Ireland thành lập Văn phòng Thực tập Quốc gia để giám sát việc mở rộng chương trình thực tập sang các lĩnh vực như công nghệ xanh, sinh dược học, khách sạn, dịch vụ tài chính quốc tế, bảo hiểm, sản xuất tiên tiến và kỹ thuật, bên cạnh các lĩnh vực truyền thống như xây dựng, điện tử và ngành công nghiệp ô tô. Các chương trình này có thể dẫn đến các bằng cấp lên đến tiến sĩ. Văn phòng Giáo dục Đại học Quốc gia hỗ trợ các chương trình đại học cộng tác, tạo điều kiện cho người học bắt đầu chương trình học tại các trường cao đẳng dạy nghề địa phương và chuyển lên đại học. Mặc dù những cơ hội như vậy đã tồn tại ở Hoa Kỳ, nhưng các thỏa thuận chính thức thì lại là điều mới mẻ ở Ireland và châu Âu nói chung.

Thách thức phía trước

Việc phổ cập đại trà giáo dục đại học đã đạt được thành công vô cùng to lớn.”Việc học đại học” và địa vị xã hội gắn liền với những lợi thế ưu việt, mà ở đó “học thuật” ở bậc đại học thường được xem là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Mặc dù các con đường học tập theo hướng hợp tác được hoan nghênh để mở rộng lượng người nhập học, nó cũng đồng thời tồn tại một nguy cơ tiềm tàng khi con đường này chỉ đơn giản được viết ra để củng cố viễn cảnh này. Cuối cùng, những khó khăn về tài chính vẫn còn tồn tại. Chi phí mỗi người bỏ ra cho việc học đang ở mức rất cao tại các học viện nghiên cứu và phát triển. Ngược lại, chất lượng cơ sở vật chất và đầu tư cho VAT, hay các học viên cũng như các cơ hội học tập xuyên suốt cuộc đời mỗi người thường bị hạn chế – theo một cách tiếp cận vấn đề khá thụt lùi. Cần phải có một nguồn tại trợ mới cùng với cơ chế quản trị mới nếu như chúng ta thật sự nghiêm túc trong việc xây dựng hệ thống định hướng đào tạo nghề nghiệp song song với tối ưu các con đường học tập và phát triển tương đương nhưng khác biệt với giáo dục đại học.