Pháp: Cơ hội bình đẳng và tính lựa chọn

Andrée Sursock là cố vấn cấp cao của Hiệp hội Đại học châu Âu. Email: [email protected].

Tóm tắt: Nước Pháp chú trọng vào nền tảng kinh tế xã hội của sinh viên để đảm bảo cơ hội bình đẳng. Mặc dù hệ thống còn bất bình đẳng và dẫn đến tái sản xuất xã hội, nhưng vẫn có sự đồng thuận quốc gia về việc cần nỗ lực mở rộng việc tiếp cận và cải thiện sự thành công của những sinh viên bị thiệt thòi.

Thủ tục tiếp cận tập trung vào giáo dục đại học ở Pháp đã được cải cách vào năm 2018. Parcoursup –  hệ thống quốc gia tuyển sinh vào các chương trình đào tạo bậc đại học năm nhất – đã thay thế cho quy trình bị chỉ trích trước đây vì phân công sinh viên vào các cơ sở giáo dục đại học một cách ngẫu nhiên. Vì Parcoursup cung cấp nhiều thông tin hơn cho sinh viên lựa chọn so với hệ thống trước đó, nên người ta hy vọng nó sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn. Tuy nhiên, ngay từ khi ra mắt, hệ thống này đã bị chỉ trích về việc tổ chức một quy trình tuyển chọn trá hình và nhiều nghiên cứu đã theo dõi tác động tiêu cực của nó đối với những nhóm dân cư bị thiệt thòi.

Cơ hội bình đẳng và chế độ nhân tài

Có sự đồng thuận mạnh mẽ ở Pháp về việc cung cấp cơ hội bình đẳng (égalité des chances) và do đó về việc tiếp cận mở tới giáo dục đại học. Tuy nhiên, sự đồng thuận này không dễ phù hợp với khái niệm “công bằng dựa trên năng lực”, vốn được quy định trong các kỳ thi cạnh tranh được xếp hạng (concours) mà Napoléon đã đưa ra cho các trường lớn và dẫn đến tái sản xuất xã hội.

Điều này đã tạo ra một hệ thống gồm hai hướng: tiếp cận mở tới giáo dục đại học cho tất cả những người có bằng tú tài (bằng tốt nghiệp trung học), mặc dù có một số ngoại lệ quan trọng như tiếp cận có lựa chọn tới ngày càng nhiều chương trình đại học, chương trình của các trường lớn và của các trường tư đang phát triển..

Sự đồng thuận xã hội về bình đẳng cũng mâu thuẫn với các chiến lược cá nhân. Nhiều gia đình Pháp ủng hộ việc lựa chọn, mặc dù định nghĩa nó khác nhau tùy thuộc vào trình độ học vấn và tình trạng kinh tế xã hội của họ. Lựa chọn đối với con em tư sản, giáo viên và nhân viên học thuật (những người hiểu cách điều hướng hệ thống giáo dục trung học và đại học bí ẩn này) có nghĩa là trước hết nhắm vào các trường lớn và thứ hai là vào các trường đại học có tính lựa chọn. Lựa chọn đối với các gia đình có hoàn cảnh khó khăn và trình độ học vấn thấp có nghĩa là nhắm tới sự an toàn mà họ thấy ở khu vực tư nhân, nơi tự ghi dấu ấn bằng việc cung cấp một môi trường hỗ trợ và thân mật hơn so với các trường đại học lớn.

Tình hình sinh viên có hoàn cảnh khó khăn ở hệ thống Parcoursup như thế nào?

Ở Pháp, vấn đề công bằng được xác định theo nghĩa hẹp dựa trên nền tảng kinh tế xã hội. Việc xem xét sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo là bất hợp pháp và có rất ít sự hỗ trợ chính thức cho những nhóm thiểu số ở các trường trung học, ngoài học sinh khuyết tật ra. Hệ thống này cố gắng khắc phục sự bất bình đẳng bằng cách phân bổ nhiều nguồn lực hơn cho các trường học ở những khu vực khó khăn mà không tập trung vào việc hỗ trợ các nhóm học sinh đặc biệt, ngoại trừ những học sinh khuyết tật.

Tài trợ không phải là vấn đề phân biệt đối xử. Chi phí giáo dục công nói chung là thấp và học bổng dựa trên nhu cầu được cung cấp rộng rãi. Theo Eurostudent VII 2018 – 2021, số lượng sinh viên gặp khó khăn về tài chính thấp so với các nước châu Âu khác, chưa đến 19%, mặc dù con số đó được cho là đã tăng lên kể từ lạm phát do COVID-19 gây ra.

Tài trợ không phải là vấn đề phân biệt đối xử. Chi phí giáo dục công nói chung là thấp và học bổng dựa trên nhu cầu được cung cấp rộng rãi.

Bất chấp truyền thống văn hóa và chính trị về bình đẳng và đoàn kết, Pháp được xếp hạng là một trong những quốc gia bất bình đẳng nhất trong số các thành viên OECD. Eurostudent lưu ý rằng đa số sinh viên đều có cha mẹ có trình độ đại học và điều đáng lo ngại là tỷ lệ học sinh có cha mẹ không có trình độ đại học đang giảm dần.

Sự bất bình đẳng được phản ánh trong cả việc tiếp cận và thành công không được như nhau. Phụ nữ và sinh viên có cha mẹ không học đại học thường thể hiện sự thiếu tự tin, làm ảnh hưởng đến cách họ lựa chọn chương trình học. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng về giới tính và xã hội, đặc biệt là ở các trường lớn . Người ta thừa nhận rằng các trường lớn phải mở rộng khả năng tiếp cận công bằng cho sinh viên thuộc các nhóm bị thiệt thòi. Các trường làm như vậy thông qua nhiều cơ chế khác nhau, chẳng hạn như chuẩn bị cho những học sinh được chọn ở các trường nằm trong khu dân cư nghèo nộp đơn vào các tổ chức đó hoặc có một lộ trình tuyển sinh khác cho những học sinh đó. Tuy nhiên, số lượng sinh viên chạm đến được những sáng kiến như vậy vẫn còn ít.

Trong lịch sử, một tỷ lệ đáng kể sinh viên tham gia vào các chương trình truy cập mở của các trường đại học đã không hoàn thành được năm đầu tiên. Điều này liên quan đến hầu hết những người có bằng tú tài nghề, vốn thu hút một số lượng đáng kể sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Con đường này không nhằm tới việc học ở bậc đại học nhưng không cấm sinh viên đăng ký.

Parcoursup: một hệ thống xét tuyển tập trung gây tranh cãi

Parcoursup sử dụng một thuật toán từng bị chỉ trích vì lồng ghép một quy trình tuyển chọn không rõ ràng trong bối cảnh mà bất kỳ người nào có bằng tú tài đều được cho là sẽ được nhận vào bất kỳ trường đại học nào. Cơn tức giận bùng phát. Phong trào đóng cửa các trường đại học lan rộng vào đầu năm 2018 sau khi cảnh sát trùm đầu tấn công một nhóm 50 sinh viên phản đối Parcoursup. May thay là mùa hè đến và mọi chuyện lắng xuống.

Tuy nhiên, Parcoursup vẫn là đối tượng gây tranh cãi. Mặc dù có sự nỗ lực chân thành trong việc giải thích quy trình chọn lựa và làm cho hệ thống trở nên minh bạch hơn, nhưng cuộc tranh luận công khai đã chuyển từ tính lựa chọn của quy trình sang mối lo lắng mà điều đó tạo ra và liệu rằng tất cả các gia đình và học sinh có được trang bị như nhau để xử lý các vấn đề phức tạp của nó hay không.

Parcoursup: một quy trình phức tạp

Không nghi ngờ rằng quá trình này rất phức tạp và học sinh phải tự xoay sở nếu gia đình không thể giúp đỡ. Đây là một vấn đề vì hầu hết học sinh Pháp đều đi qua Parcoursup khi họ 17 tuổi. Một nghiên cứu gần đây nhận thấy những người có hoàn cảnh khó khăn thường khá tự lập và ít tiếp cận với những thông tin biệt lập trước đó.

Nếu không được khuyên bảo và hỗ trợ, quá trình đăng ký có thể rất khó khăn. Năm 2023, Parcoursup đã đưa ra một danh sách đồ sộ gồm 21 ngàn chương trình bậc đại học. Có thể đăng ký tối đa 20 chương trình học và người nộp đơn phải làm hồ sơ riêng cho từng chương trình.

Tuy nhiên, quá trình này lại tìm cách cân bằng tính lựa chọn với tính công bằng. Việc lựa chọn cuối cùng do từng cơ sở giáo dục đại học thực hiện. Ở các trường đại học, sinh viên được lựa chọn bởi các giảng viên chịu trách nhiệm về một chương trình nhất định, và những người này được yêu cầu chỉ tiếp nhận các sinh viên có nhu cầu học bổng với một tỷ lệ cụ thể.

Căng thẳng và nhận thức về sự công bằng

Parcoursup đang bị giới truyền thông liên tục theo dõi. Số lượng sinh viên nhận được lời mời và những sinh viên vẫn đang chờ đợi được theo dõi vào mỗi mùa xuân, và vô số bài báo về Parcoursup cho rằng, mặc dù đã có những cải tiến kể từ khi ra mắt, quy trình này vẫn chưa hoàn toàn thỏa đáng.

Nhiều học sinh thấy quy trình này căng thẳng và có phần không công bằng. Nhận thức này nhiều khả năng được thể hiện bởi những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Nhận thức về sự công bằng được gắn kết với những lựa chọn mà học sinh đưa ra. Họ được khuyên kết hợp các lựa chọn an toàn và kéo dài. Những học sinh giỏi nhất (thường xuất thân từ những hoàn cảnh khá giả hơn) có khả năng được cha mẹ giúp đỡ nhiều hơn và đưa ra ít lựa chọn hơn và an toàn hơn. Vì vậy, họ ít có khả năng cảm thấy quá trình này căng thẳng hoặc không công bằng.

Bất chấp những vấn đề này, Parcoursup đã tạo ra một cuộc cách mạng nhỏ: các trường đại học giờ đây có thể lựa chọn theo cách tương tự như các trường lớn đã có thể làm từ trước đến nay. Tuy nhiên, sự giám sát liên tục của Parcoursup và sự đồng thuận xung quanh việc cung cấp bình đẳng về các cơ hội, tuy nhiên, đảm bảo được cơ hội bình đẳng đó — ngay cả khi chưa trở thành hiện thực — vẫn là chủ đề chính trong các cuộc tranh luận của công chúng.