Liệu chúng ta còn có thể ngăn chặn sự kết thúc của quốc tế hóa?

Paulina Latorre là nghiên cứu sinh tại Trung tâm Quốc tế hóa Giáo dục Đại học, Đại học Cattolica Sacro Cuore Milan, Ý và là học viên quốc tế hóa tại một trường đại học Chile. E-mail: [email protected].

Uwe Brandenburg là giám đốc điều hành của Viện Tác động Toàn cầu, Cộng hòa Séc và là giáo sư thỉnh giảng tại Trường Kinh doanh ESCP, Pháp. E-mail: [email protected].

Hans de Wit là giáo sư danh dự và nghiên cứu viên xuất sắc của Trung tâm Giáo dục Đại học Quốc tế, Boston College, Hoa Kỳ và là nghiên cứu viên cao cấp tại Hiệp hội các trường đại học Quốc tế. E-mail: [email protected].

Tóm tắt: 12 năm trước, Giáo dục Đại học Quốc tế (IHE) đã xuất bản bài tiểu luận “Dấu chấm hết của sự quốc tế hóa”. Bài luận phê phán vấn đề quốc tế hóa, vì đã quá tập trung vào tính thương mại, đồng thời đưa ra lời kêu gọi về việc tái định nghĩa cách chúng ta nhìn vào việc quốc tế hóa giáo bậc dục đại học. Bài tiểu luận này nhìn lại và nhận thấy rằng: mọi thứ vẫn chưa thay đổi đáng kể, và điều này gợi lên những cuộc tranh luận trong bối cảnh nhiều cuộc khủng hoảng đang diễn ra hiện nay. Bài luận ủng hộ sự cần thiết của việc chủ động cá nhân hóa trong trải nghiệm về quốc tế hóa, đồng thời nhấn mạnh vào trách nhiệm xã hội của mỗi chúng ta.

Năm 2011, hai chúng tôi, Uwe Brandenburg và Hans de Wit, đã xuất bản một bài tiểu luận trên tờ Giáo dục Đại học Quốc tế với tựa đề “Sự kết thúc của quốc tế hóa”. Chúng tôi lập luận rằng việc quốc tế hóa bậc giáo dục đại học đã chuyển từ lợi ích bên ngoài của thể chế giáo dục sang lợi ích cốt lõi của chính nó – dù tăng được giá trị về mặt đạo đức, nhưng lại suy giảm giá trị nội dung. Chúng tôi quan sát thấy sự thương mại hóa đang diễn ra ngày càng tăng và theo nhận định của chúng tôi, hiện trạng này đã dẫn đến sự mất giá của việc quốc tế hóa, cũng như sự lạm phát của các biện pháp phòng hộ. Theo thời gian, nguồn gốc của sự hình thành việc quốc tế hóa đã bị thay thế bởi cách thức nó đang vận hành, với mục tiêu chính: trao đổi nhiều hơn, chuyển dịch bằng cấp nhiều hơn và tuyển sinh nhiều hơn. Chúng ta phải hiểu quốc tế hóa và toàn cầu hóa theo ý nghĩa thuần túy của chúng – không phải là mục tiêu mà là phương tiện để kết thúc và vứt bỏ bức màn vô minh, cùng câu hỏi: tại sao chúng ta lại làm một số việc nhất định và chúng giúp gì cho việc đạt được mục tiêu tăng chất lượng giáo dục và nghiên cứu trong một xã hội tri thức toàn cầu hóa? Chúng tôi tuyên bố rằng phải coi tính di động và các hoạt động khác là những gì chúng thực sự là: hoạt động hoặc công cụ – và do đó theo định nghĩa không phải là mục tiêu trong chính chúng. Tóm lại “trong mọi trường hợp, điều quan trọng nhất  là sự suy nghĩ và xác định lại cách chúng ta nhìn vào vấn đề quốc tế hóa giáo dục bậc đại học trong thời điểm hiện tại”.

12 năm sau, liệu có hậu kiếp cho quốc tế hóa?

Bài tiểu luận giống như một lời cảnh tỉnh và đã được hưởng ứng rộng rãi vào thời điểm đó, nhưng hiện tại chúng ta đang ở đâu, 12 năm sau, thời điểm mà quốc tế hóa đã dần kết thúc, hay chính chúng ta đã thay đổi con sóng này? Nhân dịp Hội nghị EAIE năm 2023 tại Rotterdam, Hà Lan, vào tháng 9/2023, chúng tôi đã tổ chức một phiên họp cùng với đồng tác giả người Chile Paulina Latorre với tựa đề “10 năm sau sự kết thúc của quốc tế hóa, liệu có hậu kiếp?” để thảo luận về những câu hỏi này. Nhìn lại 12 năm đã qua, bức tranh này thật sự không mấy tích cực. Đối với nhiều người, quốc tế hóa là một quá trình đơn giản: sao chép từ các Tổ chức phương Bắc và điều này không có mấy  ý nghĩa thực sự đối với bối cảnh thực tế  cũng như không thể cộng hưởng được với các thể chế ưu tiên của họ. Giáo dục ở nước ngoài dưới mọi hình thức vẫn đang có xu hướng thúc đẩy các chương trình nghị sự hơn là quốc tế hóa giáo dục ở trong nước. Nguyên tắc hoạt động được ưu tiên là tăng cường tập trung vào xếp hạng quốc tế. Sự phân chia giữa miền Bắc và miền Nam, giữa những trường đại học được xếp hạng hàng đầu thế giới và “những trường đại học khác” vẫn còn tồn tại. Quốc tế hóa đã trở nên đồng nghĩa với cạnh tranh và thị trường hóa hơn là lưu giữ các giá trị truyền thống (hợp tác, trao đổi và phục vụ xã hội). Sự bất bình đẳng và độc quyền đã tăng lên trong nội bộ các nước cũng như trong cộng đồng quốc tế, một phần là do các cách tiếp cận quốc tế hóa được dẫn dắt theo chủ nghĩa tinh hoa vượt trội. Việc chỉ ra tất cả các khía cạnh giáo dục theo cách tích hợp các chiến lược cấp tiến và chính sách của trường đại học rất quan trọng, tuy nhiên tiến trình về nhận thức vẫn còn chậm và phát triển không đồng đều.

Mặc dù đã có những hành động nhằm đối chọi với bức tranh đen tối này dưới dạng quốc tế hóa chương trình giảng dạy tại nhà, trao đổi qua mạng và COIL, quốc tế hóa cho xã hội với các phong trào phi thuộc địa hóa và hành động chống biến đổi khí hậu trong giáo dục quốc tế (CANIE), nhưng động thái hướng tới quốc tế hóa có trách nhiệm hơn với xã hội ở cấp độ thể chế  đều mang tính chất câu hỏi tu từ, hơn là hành động, và thường chỉ dừng lại  ở mức ý định tốt và thực hành độc lập. Định nghĩa quốc tế hóa năm 2015, với việc nhấn mạnh đến công bằng, hòa nhập và đóng góp có ý nghĩa cho xã hội, cũng như các nhãn hiệu quốc tế hóa đạo đức, nhân văn và có trách nhiệm, đã minh họa cho nhận thức của các nhà giáo dục quốc tế rằng cần phải chuyển đổi triệt để sự cạnh tranh và thị trường hóa, và thực sự chúng ta cũng đã thấy có những ý định và sáng kiến tốt, ví dụ như trong Hội nghị EAIE ở Rotterdam. Đồng thời, điều này cũng được thể hiện thông qua những bài viết trong năm 2011 về khía cạnh thương mại và quy mô của các tổ chức của thành viên như Hiệp hội các nhà giáo dục quốc tế NAFSA. Chúng ta có thực sự  đang thực hành những gì chúng ta đã thuyết giảng không (nói cách khác, là công cuộc quốc tế hóa có đang diễn ra như chúng ta cảm nhận không) – hay nó thực sự đang kết thúc?

Chúng ta không chỉ đối mặt với một cuộc khủng hoảng (thị trường hóa theo chủ nghĩa tự do mới) mà là nhiều cuộc khủng hoảng cùng một lúc

Nhiều cuộc khủng hoảng yêu cầu sự hành động

Câu hỏi này thậm chí còn cấp bách hơn so với 12 năm trước. Chúng ta không chỉ đối mặt với một cuộc khủng hoảng (thị trường hóa theo chủ nghĩa tự do mới) mà là nhiều cuộc khủng hoảng cùng một lúc, ví dụ như: COVID-19 và mối đe dọa của các đại dịch mới, các phong trào chống quốc tế của chủ nghĩa dân tộc, tấn công dân chủ, phân biệt chủng tộc, kỹ thuật số hóa và trí tuệ nhân tạo (AI), căng thẳng địa chính trị, sự gia tăng của bất bình đẳng xã hội, và biến đổi khí hậu. Những cuộc khủng hoảng này đòi hỏi nhiều hơn là những lời nói tử tế hay các tuyên bố hùng hồn. Khủng hoảng yêu cầu quốc tế hóa tập trung vào hành động của các nhà lãnh đạo trường đại học, các nhà giáo dục quốc tế, giáo viên, học giả và sinh viên để khiến quốc tế hóa trở nên có trách nhiệm với xã hội và tôn trọng sự đa dạng dưới mọi hình thức. Nếu chúng ta không làm vậy, sự chấm dứt của quốc tế hóa sẽ đến gần hơn bao giờ hết, đặc biệt là ở khu vực Bắc Bán Cầu, nơi mà sau đại dịch, thị trường hóa dường như đã hoạt động trở lại như bình thường, trong khi ở khu vực Nam Bán Cầu có nhiều nhận thức hơn về hậu quả tiêu cực về cách tiếp cận, cũng như những khía cạnh có nhiều sự bất bình đẳng . “Miền Nam Toàn cầu đang đến” đã được nói đến đày tự hào bởi những người tham gia đến từ khu vực Mỹ Latinh tại phiên EAIE.

Câu hỏi đặt ra bây giờ là: Tại sao không có gì thực sự thay đổi và điều gì cần phải xảy ra để cuối cùng chúng ta có thể thấy quốc tế hóa nhận lãnh trách nhiệm của chính nó? Theo quan điểm của chúng tôi, trong khi quốc tế hóa 1.0 được xác định ít nhiều bởi các động lực phi cấu trúc đến từ lợi ích cá nhân (cho đến đầu những năm 1990), thì kể từ đó quốc tế hóa 2.0 chủ yếu quan tâm đến quốc tế hóa thể chế. Một mặt, việc thể chế hóa quốc tế hóa này đã dẫn đến các phong trào tốt như chương trình quy hoạch bài bản Erasmus, quốc tế hóa toàn diện, các dự án khuôn viên đại học một cách bền vững tại trường đại học SDG. Tuy nhiên, điều này động nghĩa với trách nhiệm thuộc về những tổ chức, chứ không phải là các cá nhân và như chúng ta đã thấy, các tổ chức nói chung cực kỳ chậm chạp khi nói đến thay đổi và trách nhiệm xã hội. Điều này cho phép chúng ta, những cá nhân  tách biệt mình khỏi những khủng hoảng, hậu quả và trách nhiệm, tuyên bố rằng, chính những thể chế mới có trách nhiệm và cần phải thay đổi, cũng như tha thứ cho việc chúng ta là những cá nhân khi không cần thiết phải đi máy bay đến các hội nghị hoặc không được tham gia vào các cuộc khủng hoảng tị nạn hay cuộc chiến của Nga với Ukraine. Trách nhiệm cao nhất trong quốc tế hóa là thể chế, không bao giờ là cá nhân.

Là cái kết, hay là sự khởi đầu cho một kỷ nguyên mới?

Do đó, tại hội nghị EAIE, chúng tôi đã tuyên bố chấm dứt sự phụ thuộc vào thể chế quốc tế hóa, ủng hộ nhu cầu cá nhân hóa tích cực, nhấn mạnh vào trách nhiệm với xã hội và sự hòa nhập của chính chúng ta.

Điều này có nghĩa là:  cần xác định rõ những mục tiêu hay sự khủng hoảng, điều ảnh to lớn tới mỗi cá nhân – chúng ta không thể đồng thời giải quyết mọi thứ, vì vậy chúng ta cần có sự ưu tiên. Điều này có thể có thể ví dụ như việc tập trung vào sự biến đổi khí hậu toàn cầu, sự hòa nhập, khoảng trống Bắc Nam hoặc bất kỳ vấn đề lớn nào khác. Sau đó, chúng ta cần định hình quốc tế hóa trong công việc của chính mình theo cách có thể giúp giải quyết mỗi vấn đề, mà đây là trách nhiệm của mỗi chúng ta.

Bằng cách này, việc kết thúc của một sự quốc tế hóa cũng là sự bắt đầu của hình thái quốc tế hóa mới.