Kỹ năng nên được dùng để giải quyết những vấn đề gì

Stephanie Allais là Chủ tịch Nghiên cứu Phát triển Kỹ năng và Giáo sư Giáo dục tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục và Lao động, Đại học Witwatersrand, Nam Phi. E-mail: [email protected]. X: @AllAISSTEPHANIE.

Carmel Marock là cộng tác viên nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục và Lao động, Đại học Witwatersrand, Nam Phi.

Tóm tắt: Các lý thuyết thay đổi nền tảng cho các can thiệp kỹ năng của các nhà tài trợ và tổ chức phát triển chứa đựng một mớ rối bòng bong của các giả định: các can thiệp liên quan đến thất nghiệp của thanh thiếu niên thường tập trung vào giáo dục nghề nghiệp, vốn được coi là kém giá trị hơn so với giáo dục đại học, nhưng lại gần hơn với thị trường lao động. Tuy nhiên, nó cũng được coi là đứa con hư hỏng của các hệ thống giáo dục và đào tạo. Giải pháp lại chính là vấn đề – và vô số các can thiệp được thiết kế trong sự lộn xộn này.

Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng ở thanh niên cùng với sự gia tăng của giáo dục đại học đã làm trầm trọng thêm những cuộc tranh luận kéo dài hàng thế kỷ về mối quan hệ giữa các chương trình giáo dục, chương trình giảng dạy và cuộc sống, bao gồm việc làm. Biểu hiện của điều này là sự gia tăng các cuộc tranh luận về “khả năng tuyển dụng” liên quan đến chương trình giảng dạy đại học, các nỗ lực hướng nghiệp của trường học và các chính sách tập trung vào giáo dục nghề nghiệp, thường với mục đích giảm bớt số đăng ký vào đại học. Việc mở rộng các bằng cấp đại học thường được coi là dẫn đến gia tăng chi tiêu lãng phí cho nhà nước và cá nhân, và đôi khi gây phản tác dụng về mặt kỹ năng và chuyên môn lên người sử dụng lao động và xã hội. Cũng có một mối quan ngại mạnh mẽ rằng thanh niên được đào tạo đại học vẫn thất nghiệp – và ngày càng chiếm một tỉ trọng lớn ở các nước nghèo.

Trong nhiều trường hợp, những cuộc tranh luận này minh họa cho một nghịch lý phổ biến trong cải cách giáo dục: giáo dục được coi là giải pháp cho nhiều vấn đề xã hội, đồng thời chính nó cũng được coi là một vấn đề xã hội. Luận điểm là: nếu giáo dục có thể được thay đổi theo bất kỳ cách nào, thì giáo dục sẽ ngừng gây ra hoặc bắt đầu giải quyết bất kỳ vấn đề nào. Không nơi nào mà tư duy này lại tồn tại phổ biến như giáo dục nghề nghiệp (VET), như được tiết lộ bởi nghiên cứu của chúng tôi về các lý thuyết về sự thay đổi làm nền tảng cho các nhà tài trợ và các cơ quan phát triển.

Thanh niên thất nghiệp là vấn đề chính, giáo dục nghề nghiệp là giải pháp

Các biện pháp can thiệp để giải quyết tình trạng thất nghiệp của thanh thiếu niên và thiếu việc làm thường dựa trên giả định rằng chính sự thâm hụt kỹ năng là hàng rào ngăn cản những người trẻ tuổi tiếp cận với thị trường lao động, làm giảm khả năng tạo ra thu nhập. Giả định nghịch đảo là việc thiếu các kỹ năng thích hợp là một rào cản lớn đối với tăng trưởng kinh tế toàn diện. Một phân tích các tài liệu từ một loạt các nhà tài trợ, cơ quan phát triển và ngân hàng phát triển đã cho thấy giả định về “những kỹ năng không phù hợp”, và nhận định này được đồng thuận bởi rất nhiều (nếu không muốn nói là hầu hết) các đối tác hợp tác phát triển. Các giải pháp từ đó tập trung vào VET, và giải pháp này thường được mô tả như một phần của của hệ thống giáo dục và đào tạo, cũng như được coi là sát sườn nhất với thị trường lao động. Một ý tưởng phổ biến từ các cơ quan mà chúng tôi đã phỏng vấn là VET có thể cung cấp một cách để đưa các cá nhân hòa nhập vào thị trường việc làm nhanh hơn là giáo dục đại học. Tuy nhiên, hệ thống VET đang tỏ ra không thực sự hiệu quả và đang không thực sự đưa con người vào thị trường lao động một cách lý tưởng. Ý tưởng VET dẫn dắt vấn đề tuyển dụng thường được nêu lên, ngay cả khi trong cùng một tài liệu hoặc cùng một người đều chỉ ra rằng VET hiện đang không làm đúng như vậy.

Nhưng giáo dục nghề nghiệp cũng được coi là một vấn đề

Nói tóm lại, trong khi VET được coi là một giải pháp ngay lập tức, thì cũng chính VET lại được coi là một điểm yếu hoặc vấn đề trong hệ thống giáo dục đào tạo. Điều này dẫn đến hằng hà sa số các nỗ lực để sửa chữa các khía cạnh có vấn đề của các hệ thống, với hy vọng rằng việc sửa lỗi này sẽ giúp thanh thiếu niên có các thêm nhiều kỹ năng, sau đó nhận được công việc hoặc khả năng tạo thu nhập tốt hơn.

Thông qua phân tích tài liệu và thảo luận với các nhà cung cấp thông tin quan trọng, điều rõ ràng là có rất ít hiểu biết sâu sắc về mối quan hệ giữa vô số các sự can thiệp và mức độ mà chúng giải quyết hoặc cải thiện các vấn đề nền tảng đang được giả định, chứ chưa nói đến việc liệu chúng có góp phần giải quyết vấn đề cốt lõi hay không. Thường có rất ít sự tham gia vào những cách thức phức tạp, mà việc thay đổi một thành phần của hệ thống kỹ năng sẽ ảnh hưởng đến các thành phần khác của nó.

Nhiều can thiệp, ít bằng chứng rõ ràng về thành công

Không có gì đáng ngạc nhiên khi có rất ít các bằng chứng rõ ràng về sự thành công – dù là các can thiệp này thường nhằm mục đích khắc phục các vấn đề riêng lẻ được nhận thấy, mặc cho có nhiều lời kêu gọi về sự cần thiết trong việc tích hợp giáo dục và đào tạo vào các chiến lược phát triển kinh tế. Trong các diễn đàn này, các giải pháp can thiệp thường được mô tả như việc nhìn vào mối liên hệ giữa giáo dục và kinh tế, ví dụ như các kỹ năng tân tiến đi trước thời đại. Các giải pháp này cũng thường tập trung vào đem lại sự thay đổi trong nội bộ giáo dục đào tạo, đối nghịch với việc thay đổi nền kinh tế tự bản thân đã bao hàm nhu cầu đối với các kỹ năng và trình độ khác nhau.

Sự thiếu hội nhập với các chiến lược phát triển kinh tế dường như đã trở nên trầm trọng hơn do cách thức tổ chức của chính phủ và các tổ chức.

Các định chế trong lĩnh vực phát triển, cũng như cách chính phủ được hỗ trợ, đều có các phòng ban, đơn vị và bộ riêng biệt phụ trách các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế cũng như can thiệp giáo dục nghề nghiệp và kỹ năng. Hơn nữa, hoạt động của các tổ chức ít nhất một phần được định hướng bởi các chiến lược và cách tiếp cận xây dựng thể chế.

Một yếu tố khác khiến công việc của chính phủ và các cơ quan phát triển trở nên phức tạp hơn trong khuôn khổ của VET là vấn đề đo lường. Khả năng đo lường các biện pháp can thiệp bằng cách cung cấp các “điểm thắng lợi” có thể nhìn thấy được từ cả chính phủ quốc gia và người nộp thuế đã đang tài trợ cho quỹ phát triển hoặc các cấu trúc quản trị đang tìm cách đưa ra quyết định về đầu tư. Ba vấn đề xuất hiện trong nghiên cứu của chúng tôi liên quan đến điều này.

Thứ nhất, bản thân sự đo lường đôi khi được coi là sự một can thiệp sẽ dẫn đến thay đổi. Việc cung cấp dữ liệu so sánh như Chỉ số vốn nhân lực của Ngân hàng Thế giới (World Bank’s Human Capital Index) được trình bày như một loại hàng hóa nội tại trong việc xây dựng các hệ thống giáo dục.

Thứ hai, hành động sử dụng đánh giá ngắn hạn khi có những tác động dài hạn của thị trường lao động chính là vấn đề. Các thiết kế thử nghiệm có tác dụng kiểm tra xem sự can thiệp có giúp các nhóm mục tiêu chuyển dịch sang thị trường lao động hay không; Họ tập trung vào tác động ngắn hạn đối với các cá nhân chứ không phải vào việc liệu môi trường có thay đổi để hỗ trợ tác động bền vững hơn hay không.

Hành động sử dụng đánh giá ngắn hạn khi có những tác động dài hạn của thị trường lao động chính là vấn đề.

Thứ ba, có xu hướng tập trung vào việc đánh giá việc thực hiện các can thiệp. Điều này có nghĩa là có một “lý thuyết thay đổi” theo vòng tròn: sự thành công được nhìn nhận là triển khai hữu hiệu các can thiệp hay chính sách hoặc tạo ra các thay đổi về thể chế mà không xem xét liệu can thiệp đó có dẫn đến bất kỳ giải quyết nào cho vấn đề ban đầu được xác định hay không.

Sự phân tách khái niệm

Cốt lõi của vấn đề này là một sự bất đồng quan niệm sâu sắc. Một mặt, có những quan niệm về các mối quan hệ xã hội, theo đó việc hình thành kỹ năng được coi là có tính quan hệ. Theo cách tiếp cận này, giáo dục và kỹ năng là một phần của các mối quan hệ kinh tế và xã hội rộng lớn hơn bao hàm cả các định chế và lộ trình phát triển. Coi trọng điều này là rất khó khăn cho công tác phát triển, bởi vì các chiến lược phát triển kinh tế cần được đặt lên hàng đầu, cũng như các vấn đề về điều kiện làm việc, tổ chức lao động và nghề nghiệp. Mặt khác, có những quan niệm về cá nhân, hoặc quan niệm về việc phát triển “kỹ năng” của cá nhân như một câu trả lời để tiếp cận thị trường lao động thông qua việc cải thiện năng suất, do đó góp phần vào tăng trưởng toàn diện, tăng cơ hội cho người mới tham gia. Kiểu lý luận này, và các can thiệp được củng cố bởi chính nó, là một tư duy kỳ diệu.