Ảm đạm nhưng không phải là vô vọng: Giáo dục đại học ở Liban trong thời kỳ đa khủng hoảng

Benjamin Schmäling là giám đốc khu vực của Cơ quan Trao đổi Học thuật Đức (DAAD) tại Amman, bao gồm Jordan, Iraq và Lebanon. E-mail: schmaeling@daad.de.

Tóm tắt: Tình hình kinh tế và chính trị ở Liban ngày càng trở nên tồi tệ hơn kể từ năm 2019, với những tác động sâu rộng đến xã hội cũng như hệ thống giáo dục đại học. Mặc dù vậy, các trường đại học Liban đã thể hiện khả năng phục hồi đáng kể, tham gia vào các quan hệ đối tác và các chương trình hỗ trợ cho sự sống còn của chính thể chế và phát triển các sáng kiến để giải quyết các thách thức kinh tế. Tuy nhiên, không nên vì sự phục hồi đó mà coi nhẹ vấn đề, những yêu cầu hỗ trợ tích cực vẫn cần phải được duy trì.

Liban đang trải qua “cuộc khủng hoảng đa diện mang tính tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử hiện đại” (Ngân hàng Thế giới, tháng 11 năm 2022). Tính đến mùa hè 2023, đồng bảng Liban đã mất 98% giá trị, làm suy giảm đáng kể sức mua của dân số. Tỷ lệ thất nghiệp đã tăng đáng kể, lên đến gần 50% ở những người trẻ tuổi trong độ tuổi từ 15 đến 24. Bắt nguồn từ các chính sách kinh tế sau chiến tranh dân sự những năm 1990, cuộc khủng hoảng đã đạt đến điểm bùng nổ vào tháng 10 năm 2019 với việc ban hành thuế đối với dịch vụ nhắn tin dẫn đến các cuộc biểu tình trên toàn quốc chống lại nhà nước. Kể từ đó, tình hình trở nên tồi tệ hơn với những cú sốc tiếp theo, bao gồm đại dịch COVID-19, suy thoái kinh tế toàn cầu và vụ nổ cảng Beirut vào tháng 8 năm 2020. Hơn nữa, tình trạng bế tắc chính trị đang diễn ra, với việc bỏ trống tổng thống kể từ tháng 10 năm 2022 và một chính phủ lâm thời với quyền lực hạn chế, đang ngăn cản sự phục hồi kinh tế. Tác động cộng dồn của những cuộc khủng hoảng này đối với xã hội Liban rất đa chiều và tàn khốc, với ước tính khoảng 90% dân số hiện đang sống dưới mức nghèo khổ. Ngành giáo dục đại học và nghiên cứu cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, với việc sinh viên phải đối mặt với những vấn đề rất lớn về khả năng tiếp cận giáo dục và khả năng chi trả, nghiên cứu không được tài trợ và tiền lương mất giá. Các trường đại học vật lộn để duy trì hoạt động hàng ngày và chứng kiến chất lượng giảng dạy giảm do chảy máu chất xám.

Trượt giá tiền tệ ảnh hưởng đến nhân viên, sinh viên và các tổ chức tương tự

Để đối phó với tình trạng ngân sách đang suy giảm, các trường đại học tư nhân thực hiện việc tăng học phí, chủ yếu yêu cầu thanh toán theo tỷ giá pha trộn giữa đô la Mỹ và bảng Liban.

Cán bộ, giảng viên tại các trường đại học ở Liban đã phải chịu tổn thất đáng kể về tiền lương do mất giá đồng tiền. Cho đến nay, các tổ chức được quốc tế hỗ trợ như Đại học Mỹ Beirut và Đại học Mỹ Liban đã trả được tới 30% tiền lương bằng đồng  ngoại tệ đô la Mỹ và phần còn lại bằng đồng nội tệ Liban. Tiền lương tại các trường đại học khác có vấn đề về tài chính đã giảm mạnh. Tại Đại học Liban – trường đại học công lập duy nhất của đất nước, tiền lương được chỉ được trả bằng đồng Liban và việc cắt giảm này là đáng kể nhất. Do đó, các nhân viên tại các tổ chức khác nhau thường so sánh công việc của họ với những người tham gia tình nguyện, với các báo cáo về sự chậm trễ trong khi các khoản thanh toán thường mặc cả cho công việc bổ sung thêm hoặc những công việc chưa được thanh toán. Kết quả là, tới 50% nhân viên ban đầu đã rời khỏi tổ chức của họ để đi làm ở nước ngoài. Hậu quả đối với chất lượng giảng dạy và kết quả nghiên cứu là thực sự đáng kể, đồng thời ảnh hưởng đến nền kinh tế đang gặp khó khăn của đất nước, hơn nữa, vì nó phụ thuộc rất nhiều vào đổi mới sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Để đối phó với tình trạng ngân sách đang suy giảm, các trường đại học tư nhân thực hiện việc tăng học phí, chủ yếu yêu cầu thanh toán theo tỷ giá pha trộn giữa đô la Mỹ và bảng Liban. Với việc sinh viên và gia đình họ đang rơi vào tình trạng căng thẳng kinh tế, việc tăng học phí như vậy khiến nhiều người không đủ khả năng tiếp tục hoặc thậm chí bắt đầu học. Đại đa số sinh viên buộc phải làm thêm bên cạnh việc học. Ngay cả tại Đại học Liban, nơi học phí được tăng lên bằng bảng Liban và do đó nằm trong khoảng tương đương với mức giá cả phải chăng tương đương 15 đến 60 USD mỗi năm, nhiều sinh viên đã buộc phải bỏ học. Chi phí đi lại, Internet, phần cứng, tài liệu học tập và thậm chí là văn phòng phẩm đặt ra những thách thức cho khả năng tiếp cận giáo dục của sinh viên, chưa kể đến căng thẳng tâm lý và cảm giác bất an và vô vọng liên quan đến cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị kéo dài.

Các trường đại học Liban hoạt động tốt và cố gắng giải quyết những thách thức

Bất chấp mọi khó khăn, một số trường đại học Liban dường như vẫn hoạt động khá tốt trong bảng xếp hạng toàn cầu như QS hoặc Bảng xếp hạng Đại học Thế giới của Times Higher Education. Ví dụ, trong Bảng xếp hạng QS World 2024, 8 trong số 30 trường đại học Liban nằm trong số 1000 trường hàng đầu trên toàn thế giới, trong đó có Đại học Mỹ Beirut, Đại học Liban, Đại học Saint Joseph, Đại học Thánh Thần, Đại học Mỹ Liban và Đại học Ả Rập Beirut. Nhiều tổ chức tiếp tục tham gia vào các chương trình quan hệ đối tác và trao đổi quốc tế, cho phép họ duy trì kết nối và có thể mang lại cơ hội thu hút sự hỗ trợ tài chính hoặc vật chất cho giảng dạy và nghiên cứu.

Ngoài ra, các tổ chức học thuật đã chứng minh khả năng đối phó với nhiều cuộc khủng hoảng đã diễn ra trong những năm gần đây và phản ứng với những thách thức kinh tế mà đất nước phải đối mặt. Ví dụ: một số trường đại học Leban đã thành lập hoặc mở rộng các trung tâm đổi mới sáng tạo để hỗ trợ các sáng kiến kinh doanh. Thông qua đào tạo, bootcamp, thi cử và tài trợ, sinh viên được khuyến khích triển khai ý tưởng kinh doanh và tiếp thị sản phẩm cũng như dịch vụ của họ. Những sáng kiến như vậy nhằm mục đích làm chậm quá trình chảy máu chất xám và góp phần tạo việc làm trong nước. Các tổ chức khác đã hợp tác với các doanh nghiệp quốc tế như tập đoàn viễn thông khổng lồ Nokia hoặc công ty vận tải biển Pháp CMA CGM để cung cấp học bổng, cơ hội việc làm và hỗ trợ cho khởi nghiệp.

Một số trường đại học đang có kế hoạch thành lập phân hiệu trong khu vực và được hưởng lợi từ danh tiếng về giáo dục của tổ chức và đất nước trong nỗ lực thâm nhập thị trường mới và mở rộng cơ sở doanh thu. Với nhãn hiệu “AUB Mediterraneo,” Đại học Mỹ Beirut đã thành lập một cơ sở thứ 2 tại thành phố Paphos của Síp, cung cấp bảy chương trình cử nhân và thạc sĩ bắt đầu từ mùa thu 2023. Một nỗ lực tương tự được thực hiện bởi Đại học Balamand với trọng tâm là các chương trình y tế trong quan hệ đối tác với Đại học Lancashire Síp. Đại học Mỹ gốc Liban có kế hoạch thành lập một cơ sở chi nhánh – bao gồm một trường y và một bệnh viện – tại Baghdad, Iraq.

Bất chấp những hạn chế trong nhiều mặt, các trường đại học Liban cho thấy khả năng phục hồi đáng kể. Trong một số trường hợp, điều này có thể là do sự hỗ trợ mạnh mẽ của quốc tế, bao gồm cả các khoản tài trợ ở các quốc gia liên kết của họ, chẳng hạn như Hoa Kỳ hoặc Pháp. Ngoài ra, kinh nghiệm trong nhiều thập kỷ đối diện với sự bất ổn chính trị và kinh tế, quyền tự chủ thể chế của họ và do đó linh hoạt trong việc áp dụng các giải pháp phù hợp, cũng như phổ biến tinh thần sáng tạo và đổi mới trong quản lý, nhân viên và sinh viên, đã giúp giải quyết các thách thức.

Nhiều nhà vận động khởi động kế hoạch cải cách và hành động

Ngoài những sáng kiến riêng lẻ này, Bộ Giáo dục và Giáo dục đại học Liban đã đưa ra kế hoạch 5 năm nhằm cải cách ngành giáo dục đại học Liban bằng cách tăng cường các lĩnh vực quan trọng như quản trị, đảm bảo chất lượng và sự tham gia của công dân. Tuy nhiên, các chuyên gia địa phương đã chỉ trích bản chất rất chung chung của kế hoạch, việc thiếu tham chiếu đến các cuộc khủng hoảng hiện tại và sự kém hiện diện của các nhà cầm quyền trong quá trình soạn thảo. Do đó, rất ít hy vọng rằng kế hoạch sẽ góp phần đáng kể vào việc giải quyết những thách thức to lớn mà ngành giáo dục đại học đang phải đối mặt. Các sáng kiến chính sách khác đang nỗ lực giải quyết những lỗ hổng này, đáng chú ý nhất là HOPES-LEB, một dự án do Liên minh châu Âu tài trợ. Được tổng hợp thông qua các hội thảo và hội nghị, sáng kiến đã đưa ra một loạt các khuyến nghị toàn diện cho các trường đại học, tổ chức triển khai, chính phủ Liban và cộng đồng quốc tế về các lĩnh vực quan trọng như tài trợ, hỗ trợ sinh viên, thực tiễn giảng dạy và xây dựng năng lực.

Rõ ràng là tình hình chung ở Liban cũng như trong lĩnh vực giáo dục đại học vẫn còn khá ảm đạm. Những thách thức về tầng nền tảng, chẳng hạn như cam kết chính trị và nhà nước hạn chế, thiếu phát triển chính sách giáo dục hiệu quả và sự bất bình đẳng trong tài chính và tiếp cận, vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên, sự bền bỉ của truyền thống học thuật ở Liban, danh tiếng mạnh mẽ của các trường đại học, thành tích xuất sắc trong các bảng xếp hạng quốc tế và liên tục sáng tạo các sáng kiến mới chứng tỏ rằng không phải tất cả hy vọng đều đã mất. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà biểu tượng quốc gia của Liban là phượng hoàng, biểu tượng của sự tái sinh và bất tử. Gọi vai trò truyền thống của mình là tác nhân thay đổi, các trường đại học Liban đóng vai trò là người chủ chốt trong sự đổi mới này và xứng đáng được sự hỗ trợ cần thiết trong và ngoài nước.