Kyle Kastler là Giám đốc chương trình Sáng kiến Stevens tại Viện Aspen, Hoa Kỳ. E-mail: Kyle.Kastler@aspeninst acad.org. Tiến sĩ Rajika Bhandari là giám đốc của Rajika Bhandari Advisors (một công ty nghiên cứu và chiến lược giáo dục quốc tế), Hoa Kỳ. Cô hợp tác với Sáng kiến Stevens trong cuộc khảo sát. E-mail: rbhandari@rajikabhandari.com. Melquin Ramos là chuyên gia giáo dục quốc tế và từng là trợ lý nghiên cứu trong hai cuộc khảo sát gần nhất. E-mail: melquinramos@gmail
Báo cáo khảo sát đầy đủ có tại https://www.stevensinitiative.org/resource/2022-Survey-of-thev-barbtual-Exchange-Field-Report/
Tóm tắt: Trong bối cảnh những chuyển đổi quan trọng trong mảng giáo dục và trao đổi toàn cầu đang diễn ra, mảng trao đổi ảo đã và đang liên tục phát triển cả về phạm vi, quy mô và độ phức tạp. Dựa trên kết quả thu được từ cuộc khảo sát lần thứ 3 năm 2022, trong chuỗi khảo sát toàn cầu về trao đổi ảo được thực hiện bởi tổ chức Sáng kiến Stevens, bài viết này trình bày những phát hiện chính về tiềm năng phát triển của thị trường trao đổi ảo toàn cầu; bối cảnh cũng như những sắc thái của trao đổi ảo trên khắp thế giới; và những ảnh hưởng đến giới quản trị viên, lãnh đạo các cơ sở giáo dục, và những người đưa ra quyết sách.
Sự không ngừng mở rộng của của các giao thức trao đổi ảo (VE – Virtual Exchange) trên toàn cầu đã gợi lên nhiều nghi vấn về tính bền vững của các hình thức này, đặc biệt trong bối cảnh khi đại dịch COVID-19 suy yếu dần và các hình thức di chuyển bắt đầu được khôi phục lại. Dựa trên cơ sở của hai lần khảo sát trước đó, cuộc khảo sát mới đây nhất vào năm 2022 về Lĩnh vực trao đổi ảo – một hoạt động thường niên của tổ chức Stevens Initiative – được thực hiện nhằm giải đáp các nghi vấn này, cung cấp những góc nhìn chi tiết về những đặc điểm cũng như hình thức vô cùng đa dạng của VE. Cuộc khảo sát năm 2022 thu thập phản hồi từ 126 tổ chức, cung cấp thông tin chi tiết về 2565 chương trình hiện đang là nền tảng kết nối cho 120.714 người dùng trên toàn thế giới.
Một bổ sung quan trọng trong cuộc khảo sát và kết quả báo cáo đi kèm của năm nay đến từ 5 nghiên cứu trường hợp điển hình. Những nghiên cứu này đã cung cấp những hiểu biết sâu sắc và định tính hơn về độ phủ và mức độ phức tạp mà các VE đang hoạt động trên thế giới. Cụ thể hơn, kết quả báo cáo năm nay nhấn mạnh vào sự ảnh hưởng đến từ các “khoảng cách số” ở Nam bán cầu (Libya, Mexico và Nam Phi), kèm theo đó là những gợi ý về vai trò của ngôn ngữ, tầm quan trọng của bối cảnh và những tác động của sự phân tầng nguồn lực.
Sự phát triển cũng như chuyển đổi của VE
Dù không thể phủ nhận sự nhân rộng của VE trong những năm gần đây, sự tăng trưởng này khá phức tạp và phi tuyến tính. Đồng thời, ở một mức độ nào đó, sự tăng trưởng của hình thức này được định hình bởi đại dịch đang diễn ra. Một mặt, đại dịch đã tạo ra một cú hích cho VE, được minh họa bởi 58% số người được hỏi cho biết họ tăng sử dụng các chương trình tương ứng vì các nguyên nhân đến từ đại dịch. Bởi vậy, sự tăng trưởng đột biến của VE được ghi nhận trong cuộc khảo sát lần 2 vào năm 2021 rất có thể là một hệ quả của đại dịch. Đây là thời điểm mà nhiều cơ quan và tổ chức bước đầu tiếp cận với các chương trình VE và sử dụng hình thức này để thực hiện các hoạt động, thay thế cho các hình thức di chuyển truyền thống bị đóng băng tại thời điểm đó. Với việc các hình thức di chuyển cá nhân được phục hồi một cách nhanh chóng trong năm 2022, những cơ sở vốn chỉ sử dụng VE như một giải pháp tình thế có khả năng sẽ quay trở lại những công cụ hay hình thức cũ mà họ đã sử dụng trước đó. Một cách tổng quan, đại dịch dường như đã dẫn đến sự nhảy vọt trong mảng VE và tốc độ phát triển khiến nhiều nhà cung cấp hoặc không có khả năng duy trì, hoặc phải nỗ lực để theo kịp.
Với việc thu thập phản hồi từ các bối cảnh phức tạp và nhiều tập đối tượng trong các cuộc khảo sát, đánh giá về mức độ thay đổi đáng tin cậy nhất đến từ một nhóm nhỏ gồm 71 nhà cung cấp VE đã tham gia cả vào năm 2021 và 2022. Trong nhóm này, tổng số lượng chương trình VE đã được triển khai đã tăng 38%, từ 1464 chương trình trong năm 2021 lên thành 2022 trong năm 2022, trong khi lượng người dùng chỉ tăng 22% trong cùng kỳ, từ 80.727 lên 98.750 người. Dù vậy, cần lưu ý rằng trong số 71 nhà cung cấp này, hầu hết đều là các tổ chức giáo dục đại học hoặc các tổ chức phi lợi nhuận hay phi chính phủ hoạt động tại nhiều nước. Điều này cũng cho thấy đây là những cơ sở có đủ điều kiện để duy trì việc báo cáo dữ liệu một cách ổn định nhất.
Cần đặc biệt lưu ý cân nhắc tới cả lợi và hại của việc triển khai công nghệ khi thiết kế và triển khai các chương trình VE. Công nghệ là chìa khóa của sự phát triển, nhưng do các khu vực trên thế giới không đồng đều trong khả năng tiếp cận công nghệ, điều này cũng có thể làm gia tăng khoảng cách số giữa các khu vực.
Tìm hiểu bối cảnh và sự đa dạng của VE
Nhu cầu tìm hiểu cách mà VE đang hoạt động trên quy mô toàn cầu một cách thấu đáo là một điểm quan trọng được rút ra từ các cuộc khảo sát trước đó. Để giải quyết sự thiếu hụt này, báo cáo năm 2022 đã đưa ra 5 trường hợp điển hình về các chương trình VE tại nhiều địa phương khác nhau nhằm làm rõ tính đa dạng của VE và cung cấp những lăng kính so sánh để từ đó có thể quan sát được toàn bộ các vấn đề đang có. Các vấn đề này bao gồm tính đa dạng và khả năng tiếp cận, tính hợp tác (nội bộ và ngoại vi), thiết lập và quản lý các mức kỳ vọng giữa các bên liên quan (học sinh, giảng viên, quản trị viên, lãnh đạo, đối tác) và vai trò của ngôn ngữ và giao tiếp.
Một vấn đề liên tục được nhắc lại là tính đa dạng và khả năng tiếp cận của VE, cũng như sự khác biệt theo vùng miền của những khía cạnh này. Hoa Kỳ là nơi các nỗ lực nhằm quốc tế hóa tại các trường cao đẳng cộng đồng thường rất hạn chế. Tuy nhiên, một điển hình là dự án CLICK của trường cao đẳng cộng đồng Gazelle International đã cho thấy cách các giảng viên có thể sử dụng VE như một công cụ hỗ trợ cho quá trình quốc tế hóa lớp học của mình thông qua việc tận dụng công nghệ. VE và những tiềm năng quốc tế hóa của hình thức này có thể giúp các trường cao đẳng cộng đồng thu hút và tuyển sinh viên với số lượng cao hơn. Thông qua đó, nhóm sinh viên này cũng được gia tăng mức độ tiếp cận cả với VE và quốc tế hóa thay vì nằm trong nhóm đứng ngoài những nỗ lực phát triển này. Năng lực tiếp cận với VE của các quốc gia thuộc khu vực Nam bán cầu có thể còn gặp nhiều trở ngại, theo như kết quả nghiên cứu của trường hợp Đại học Công nghệ Durban ở Nam Phi. Đây là nơi sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng, bao gồm việc thiếu hụt điện năng, do đó cản trở sự phát triển của VE. Cũng có thể thấy được những khó khăn tương tự ở trường hợp của tổ chức Culturingua tại bang Texas, Hoa Kỳ. Tổ chức này đã hé lộ những thách thức khi hoạt động tại các quốc gia như Libya, nơi cơ sở hạ tầng cũng như khả năng tiếp cận công nghệ của các khu vực ngoài phạm vi các thành phố lớn đều rất hạn chế. Bên cạnh đó, Culturingua cũng đang dành ra những nỗ lực để cải thiện khả năng tiếp cận VE của các đối tượng học sinh, sinh viên là người khuyết tật.
Các trường hợp điển hình kể trên cho thấy rằng cần đặc biệt lưu ý cân nhắc tới cả lợi và hại của việc triển khai công nghệ khi thiết kế và triển khai các chương trình VE. Công nghệ là chìa khóa của sự phát triển, nhưng do các khu vực trên thế giới không đồng đều trong khả năng tiếp cận công nghệ, điều này cũng có thể làm gia tăng khoảng cách số giữa các khu vực.
Hướng đến tương tai
Ba cuộc khảo sát về Lĩnh vực Trao đổi Ảo (2020 – 2022) diễn ra vào thời điểm có nhiều thay đổi lớn trong mảng giáo dục và trao đổi trên toàn thế giới. Cuộc khảo sát hiện tại cho thấy VE sẽ còn tiếp tục phát triển theo những hướng phức tạp và đòi hỏi những khai phá mang tính bền vững và đa sắc thái đến từ việc ghi nhận kết quả của cuộc khảo sát này. Những kết luận này cũng giúp giới lãnh đạo của các tổ chức, cũng như giới ra quyết sách có thể đánh giá cách thức nhằm đưa VE trở thành một yếu tố quan trọng, với các mục tiêu nhằm thúc đẩy quá trình quốc tế hóa, cụ thể ở thời kỳ hậu đại dịch. Điều này càng đặc biệt quan trọng khi cân nhắc các chiến lược trong cách tiếp cận và đầu tư vào các hình thức di chuyển cũng như các hình thức trao đổi, sao cho chúng có thể tương hỗ, thay vì cạnh tranh lẫn nhau.
Cuộc khảo sát này cũng đóng vai trò trọng yếu và gợi mở để nâng cao nhận thức về nhu cầu thu thập dữ liệu của các chương trình VE. Tuy vậy, dù các nỗ lực nghiên cứu ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn quy mô, vẫn còn đó nhiều thách thức với nhiều hơn nữa những câu hỏi ở phía trước. Các lĩnh vực được cho là sẽ cần được nghiên cứu kỹ hơn có thể kể đến như: sự đo lường chất lượng của VE, bao gồm cách mà các chương trình đảm bảo chất lượng trong việc truyền tải VE; xây dựng những kiến thức sâu sắc hơn về vai trò của những người hỗ trợ và giảng dạy VE, đặc biệt nhằm hỗ trợ sự phát triển của họ cả về mặt cá nhân lẫn chuyên môn; và trau dồi năng lực của các nhà cung cấp trong việc thu thập và báo cáo dữ liệu liên quan đến các chương trình số, đặc biệt cho các tổ chức nhỏ với nguồn lực bị hạn chế.