Hướng tới phân loại theo dữ liệu các cơ sở giáo dục đại học châu Âu
Benedetto Lepori và Agata A. Lambrechts
Benedetto Lepori là Gíao sư tại Università della Svizzera italiana, Lugano, là Điều phối viên của Cơ sở dữ liệu Đăng ký Giáo dục Đại học châu Âu (ETER), và là tác giả của nghiên cứu “Sự không đồng nhất của các Cơ sở Giáo dục Đại học châu Âu: Phương pháp Tiếp cận Cấu hình”. Nghiên cứu về Giáo dục Đại học, 2021, 1–17. Email: blepori@usi.ch.
Agata A. Lambrechts là nghiên cứu viên sau tiến sĩ tại Università della Svizzera italiana, tham gia hỗ trợ phát triển cơ sở dữ liệu ETER. Email: agata.lambrechts@usi.ch.
Tóm tắt: Sự khác biệt về hồ sơ hoạt động của các tổ chức giáo dục trong nhiều thập kỷ qua nhấn mạnh mối liên hệ phù hợp của họ với giáo dục đại học. Không giống như ở Hoa Kỳ, châu Âu hiện tại không phân loại khái quát các cơ sở giáo dục đại học. Dựa trên bộ dữ liệu Đăng ký Giáo dục Đại học châu Âu, chúng tôi đề xuất một cách phân loại mới toàn diện và xuyên quốc gia với sáu lớp, giúp nhận diện sự đa dạng về chức năng và chuyên môn của các tổ chức giáo dục đại học ở châu Âu.
Từ khi Tuyên bố Bologna được thông qua vào năm 1999, chúng tôi đã chứng kiến những động thái hướng tới sự hội tụ ở cấp độ hệ thống và sự hài hòa xuyên quốc gia của giáo dục đại học trong Liên minh châu Âu và Khu vực Giáo dục Đại học châu Âu rộng hơn. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy rằng trước khả năng cạnh tranh toàn cầu trong giáo dục đại học và được khuyến khích bởi một số nhà hoạch định chính sách và các tổ chức châu Âu, các cơ sở giáo dục đại học (HEI – Higher Education Institution) châu Âu ngày càng đa dạng hóa. Thật không may, không giống như ở Hoa Kỳ, nơi Phân loại Carnegie (Carnegie classifcation) cung cấp sự hiểu biết rõ ràng về các loại hình tổ chức chính trong hệ thống, hiện châu Âu không có một cách phân loại nào thể hiện được sự đa dạng ngày càng tăng của các HEI.
Giá trị của phân loại
Phân loại là một công cụ cơ bản để nghiên cứu và ra quyết định. Giá trị và mục đích của nó lớn gấp hai lần điều đó. Thứ nhất, phân loại cho phép tóm tắt sự đa dạng của các đối tượng bằng cách khái quát quy nạp vào một số loại hình giới hạn (từ 5 đến 10) để dễ dàng nhận diện. Thứ hai, những đặc điểm của đối tượng và mối quan hệ của chúng với những đối tượng khác có thể được dự đoán theo loại hình phân loại của chúng trước khi xác minh tất cả các đối tượng trong cùng loại hình. Ví dụ, điều này cho phép phát triển chiến lược nhanh chóng hơn.
Trong giáo dục đại học, phân loại các trường được sử dụng như một công cụ để nghiên cứu và làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách của chính phủ, nhận diện và mô tả sự đa dạng của các trường, cho phép phân tích hiệu quả hoạt động của trường và có ý nghĩa đại diện cho các hệ thống lớn, và xác định những “trường đại học nghiên cứu” cạnh tranh trong các bảng xếp hạng quốc tế.
Xây dựng cách phân loại HEI ở châu Âu
Các HEI ở châu Âu trước đây chủ yếu được phân loại theo danh mục loại hình như trường đại học hoặc cao đẳng, tuy nhiên, cách phân loại này rất khó so sánh giữa các quốc gia, ngay cả giữa những quốc gia sử dụng cùng cách gọi tên các loại hình tổ chức. Hơn nữa, sự khác biệt giữa các danh mục thể chế đã bị xóa nhòa trong những thập kỷ gần đây, khi các tổ chức phi đại học ở một số quốc gia đang phát triển hoạt động nghiên cứu quy mô lớn (ví dụ ở Thụy Sĩ) và thậm chí có được quyền cấp bằng tiến sĩ (ví dụ ở Ireland và Na Uy). Điều này đặt ra câu hỏi về giá trị của cách phân loại như vậy. Cuối cùng, cách phân loại hiện nay đang tập trung vào các hoạt động và sứ mệnh nghiên cứu hoặc giáo dục của HEI, bỏ qua cái gọi là sứ mệnh thứ ba và sự khác biệt trong hồ sơ nhà trường. Nhìn chung, điều này khiến cho việc xác định các loại hình tổ chức chính hiện có trong giáo dục đại học châu Âu trở nên khó khăn hơn.
Trong bối cảnh này, chúng tôi cảm thấy cần phát triển một cách phân loại mới, toàn diện về các HEI ở châu Âu, tập trung vào sự khác biệt trong hồ sơ hoạt động (giáo dục hoặc nghiên cứu hoặc sứ mệnh thứ ba) và phạm vi chuyên môn (là trường tổng hợp hay chuyên ngành, hay theo truyền thống lâu đời trong bối cảnh châu Âu). Chìa khóa của quá trình này, được mô tả chi tiết trong bài viết gần đây của chúng tôi, là phân tích thống kê dữ liệu về hầu hết các HEI được phân loại, để xác định những đặc điểm riêng biệt của các lớp và phân bổ các HEI vào các lớp. Chúng tôi đã sử dụng Sổ đăng ký Giáo dục Đại học châu Âu (ETER – European Tertiary Education Register), lần đầu tiên cung cấp một danh sách đăng ký và dữ liệu so sánh của hơn 3000 HEI ở gần 40 quốc gia. Dựa trên điều này, và nhờ sự tích hợp của ETER với dữ liệu đầu ra của nghiên cứu và công nghệ từ dự án cơ sở hạ tầng nghiên cứu RISIS, chúng tôi đã có thể phát triển và kiểm tra thực nghiệm một cách phân loại tương đương các HEI châu Âu.
Cách phân loại chúng tôi đề xuất bao gồm sáu lớp HEI thể hiện những đặc điểm khác biệt giữa những trường định hướng nghiên cứu, định hướng giáo dục và chuyên môn hóa.
Cách phân loại mới
Cách phân loại chúng tôi đề xuất bao gồm sáu lớp HEI thể hiện những đặc điểm khác biệt giữa những trường định hướng nghiên cứu, định hướng giáo dục và chuyên môn hóa (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và nhân văn).
Thông qua phân tích thực nghiệm, chúng tôi xác định lớp thứ nhất với khoảng 300 trường đại học nghiên cứu, bao gồm tất cả các trường đại học hàng đầu châu Âu. Các trường đại học nghiên cứu là cốt lõi của giáo dục đại học châu Âu, chiếm tỷ trọng áp đảo trong xuất bản khoa học, nhưng cũng thu hút tới 40% sinh viên. Lớp nghiên cứu chính thứ hai của giáo dục đại học châu Âu gồm những HEI theo định hướng khoa học và công nghệ, chẳng hạn như Đại học Kỹ thuật Munich và ETH (Swiss Federal Institute of Technology) Zurich, với trọng tâm nghiên cứu mạnh mẽ và sản xuất công nghệ cao. Những trường này chiếm 40% tổng số bằng sáng chế được đăng ký bởi các HEI châu Âu. Tiếp đến là một lớp lớn những HEI tổng hợp bao gồm các trường đại học trẻ hơn và ít chú trọng nghiên cứu, cùng với các trường đại học khoa học ứng dụng lớn, đào tạo gần 40% sinh viên cử nhân và thạc sĩ. Lớp này đại diện cho những lĩnh vực chính có sự tham gia chồng chéo của các trường đại học truyền thống và các tổ chức phi đại học ở châu Âu. Cuối cùng là lớp các HEI chuyên sâu về khoa học xã hội và nhân văn, chẳng hạn như các trường nghệ thuật, âm nhạc và thần học – một số trong đó có nguồn gốc lâu đời và có uy tín cao trong lĩnh vực của họ; và một số lượng lớn các HEI chuyên về đào tạo, bao gồm nhiều trường tư thục.
Chúng tôi tin rằng với sáu lớp, cách phân loại chúng tôi đề xuất đạt được sự cân bằng hợp lý giữa sự ngắn gọn và chi tiết. Phân tích trước khi công bố cho thấy rằng các lớp có thể được mô tả và dán nhãn nhất quán trên cơ sở những đặc điểm của chúng và các tên gọi do các HEI đặt ra – mặc dù có đôi chút phức tạp trong sự liên hệ với quy định của quốc gia về loại hình trường. Như vậy, việc phân loại thỏa mãn tiêu chí quan trọng đầu tiên là có thể mô tả được một cách dễ hiểu. Hơn nữa, cách phân loại này cung cấp sự phân định các “trường đại học nghiên cứu” chọn lọc hơn so với Phân loại Carnegie, nhưng vẫn bao gồm hầu hết các HEI của châu Âu có trong bảng xếp hạng quốc tế. Đặc biệt, bên cạnh các lớp truyền thống gồm “các trường đại học” (định hướng nghiên cứu) và các HEI chuyên về đào tạo, chúng tôi có thể xác định một lớp lớn các HEI tổng hợp với một số hoạt động nghiên cứu nằm trong khoảng khác biệt truyền thống giữa các trường đại học (định hướng nghiên cứu) và các trường đại học khoa học ứng dụng. Xác định được lớp này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi trong thực tế hơn 1/4 tổng số sinh viên ở bậc cử nhân và thạc sĩ ở châu Âu đang theo học trong những HEI tổng hợp này.
Cách phân loại mới này cho phép hiểu rõ hơn về cấu trúc giáo dục đại học của châu Âu và xác định các nhóm tổ chức giáo dục có những đặc điểm tương tự, chẳng hạn như mục tiêu của các chính sách châu Âu. Việc mở rộng ETER liên tục sẽ cho phép cải tiến liên tục và phân tích những thay đổi theo thời gian. Thách thức, như đã nhận thấy trong ví dụ về Phân loại Carnegie, sẽ là khi đưa thêm vào những tiêu chí mới vẫn cần giữ được tính đơn giản ban đầu của phân loại.