Robert A. Scott là chủ tịch danh dự của Đại học Adelphi, New York, Hoa Kỳ. E-mail: [email protected]. Phiên bản đầu tiên dài hơn, được tái bản với sự cho phép của Tạp chí Oxford, Số 421, Tuần Năm, Kỳ Ba, năm 2020.
Tóm tắt: Trong thời kỳ tràn ngập những phát ngôn giả dối và xuyên tạc từ những cá nhân xuất chúng, từ những người nổi tiếng và quan chức được bầu chọn, ai là người phải nói lên sự thật? Ai là người sẽ hỗ trợ kiến thức khoa học và vai trò của các tiêu chuẩn đạo đức, luật pháp và khoa học trong việc hướng dẫn xây dựng chính sách? Trong quá khứ, hiệu trưởng các trường đại học đã lên tiếng vì sự thật và công lý. Bài báo này giải thích lý do vì sao cần có những tiếng nói như vậy – dù hôm nay có thể họ đang im lặng.
Trong thời kỳ tràn ngập sự giả dối và xuyên tạc được phát ngôn bởi những cá nhân xuất chúng, những người nổi tiếng và quan chức được bầu chọn, ai là người phải nói lên sự thật? Ai là người sẽ hỗ trợ kiến thức khoa học và vai trò của các tiêu chuẩn đạo đức, luật pháp và khoa học trong việc hướng dẫn xây dựng chính sách?
Bạn bè hỏi: “Sự phẫn nộ về đạo đức ở đâu khi các cố vấn khoa học bị khinh thường và các quy tắc an toàn sức khỏe bị hạ thấp, và khi hệ thống trách nhiệm giải trình của chính phủ bị loại bỏ? Họ chỉ ra sự vắng mặt của hiệu trưởng các trường đại học trong những cuộc tranh luận về chính sách công, đặc biệt khi những thay đổi về chính sách khiến cuộc sống của công chúng gặp nguy hiểm do ô nhiễm nước, không khí và thực phẩm, hoặc đe dọa xâm phạm đến quyền lợi của sinh viên và giảng viên. Cũng chính những người này thường hay nhắc đến Theodore Hesburgh, cố Hiệu trưởng trường Đại học Notre Dame, như một tiếng nói can đảm về đạo đức khi ông đang giữ chức chủ tịch Ủy ban Dân quyền.
Một số người nhớ lại việc hiệu trưởng các trường đã phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam và tình trạng phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, hoặc ủng hộ Quy định chống phân biệt đối xử tại Hoa Kỳ. Họ hỏi “Những tiếng nói như vậy bây giờ ở đâu?”. Những tiếng nói ủng hộ các trường công, các quy định an toàn về súng, các giải pháp thay thế nhiên liệu hóa thạch? Những bài phát biểu và những cột báo về sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục và chăm sóc sức khỏe, về hàng triệu trẻ em vô gia cư trong đất nước giàu nhất thế giới này đang ở đâu?
Có phải thời gian đã khác đi? Hiệu trưởng các trường ngày nay liệu có khác so với những hiệu trưởng trước đây về quyền lực đạo đức? Trường đại học là một tổ chức có đạo đức, mục đích của nó là tăng thêm phúc lợi cho xã hội. Trường đại học được nhà nước trao quyền và một trong những sứ mệnh của đại học là giảng dạy và phát triển quan điểm đạo đức cho sinh viên. Nếu như khái niệm đạo đức là về đúng và sai, thì tiêu chuẩn đạo đức thường chỉ liên quan tới hành động “đúng” hoặc phù hợp so với hành động khác.
Vai trò của trường đại học không chỉ là tạo ra tri thức mới và tuyển lựa lịch sử xã hội. Đại học còn có nhiệm vụ của “nhà phê bình”.
Vai trò của trường đại học không chỉ là tạo ra tri thức mới và tuyển lựa lịch sử xã hội. Đại học còn có nhiệm vụ của “nhà phê bình”. Các lãnh đạo trường đại học có thể hỏi “Vì sao?” và “Vì sao không?” sau khi phân tích và kiểm tra dữ liệu nhằm phát triển tri thức và bồi dưỡng trí tuệ.
Hiệu trưởng đại học với tư cách là giám đốc sứ mệnh
Tuy nhiên, trong vài thập kỷ qua đã có một sự thay đổi lớn trong vai trò của hiệu trưởng trường đại học. Có vẻ càng ngày càng nhiều người coi trọng chức danh Giám đốc điều hành (Chief Executive Officer – CEO), một chức danh không được chú ý nhiều vào thời Hesburgh. Từ ngữ rất quan trọng. CEO liên quan đến nhiệm vụ gì? Chúng tôi nghĩ là đến quy mô và phạm vi hoạt động, đến tiền bạc và thị trường, đến con người làm việc trong tổ chức, đến giá cả và lợi nhuận. Nhưng Hesburgh, cũng như những người khác giống ông, đã hành động với tư cách là “Giám đốc sứ mệnh” (Chief Mission Officer – CMO), ngay cả khi họ không sử dụng chức danh này. Ông và những người khác tập trung vào sứ mệnh và mục đích của trường như một doanh nghiệp đạo đức vì lợi ích của công chúng.
Tôi thích chức danh Giám đốc sứ mệnh. Đó là danh xưng phù hợp với một lãnh đạo tổ chức đào tạo, người không bỏ qua những vấn đề tiền bạc và thị trường, nhưng coi trọng mục đích và di sản của trường. Đối với CMO, lịch sử chứa đựng nhiều bài học. Trong đó có việc nhắc lại cho giảng viên, nhân viên, sinh viên và những người được ủy thác về những trường hợp trong quá khứ khi họ phải đưa ra những lựa chọn đạo đức. Bao gồm cả việc mở rộng đối tượng tuyển sinh và mở rộng giáo dục, giới thiệu thêm những lựa chọn khác ngoài chương trình chính thống của phương Tây, không đầu tư vào thuốc lá, bia và rượu, và tránh xa những diễn giả chính trị muốn sử dụng trường làm diễn đàn.
CMO là những người ủng hộ tự do ngôn luận và tự do học thuật. Khi nói về chủ đề liên quan đến luân lý hoặc đạo đức, họ thận trọng khuyến khích trao đổi ý kiến, kể cả những ý kiến trái ngược với ý kiến của mình. Họ cũng hiểu rằng “quyền tự do” có nghĩa là tự do đi kèm với trách nhiệm công dân, không phải thứ tự do tránh né nghĩa vụ xã hội, vô cảm, vô lễ và vô chính phủ.
Một câu trích dẫn thường xuất hiện trong tuyên bố sứ mệnh của các trường đại học và các bài diễn văn cao cả là “Sự thật sẽ giải phóng bạn”. Mặc dù niềm tin này xuất phát từ Kinh Tân Ước, ý tưởng về “lẽ thật” rất phổ biến trong hầu hết các truyền thống tôn giáo. Nhưng lẽ thật là gì? Câu trích dẫn từ Kinh thánh này đòi hỏi đức tin và sự phục tùng trước điều bí ẩn. Đây không phải là khái niệm sự thật của trường cao đẳng hay đại học. Sự thật đó phải dựa trên sự kiện, mà không dựa trên quan điểm, và phải dựa trên bằng chứng, mà không dựa vào sự hiển linh.
Vai trò của hiệu trưởng
Đối với các CMO, có sự khác biệt giữa việc nói vì bản thân và nói vì trường. Trường không nên thể hiện các quan điểm về chính sách trừ khi điều đó được thực hiện theo yêu cầu chính thức của Hội đồng trường. Do đó, lãnh đạo trường không nên thay mặt trường đại học, ví dụ, nói về chính sách đầu tư, trừ khi đó là chính sách của hội đồng quản trị. Hiệu trưởng có thể bày tỏ quan điểm của mình trong phạm vi các cuộc họp hội đồng trường, là nơi ông ta/bà ta có thể tranh luận để thay đổi chính sách của trường.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng không được nói gì ở bên ngoài cuộc họp Hội đồng trường. Các hiệu trưởng có thể tranh luận vì tự do học thuật, công bằng xã hội, hòa bình thế giới và tự do ngôn luận cho giảng viên, nhân viên và sinh viên. Các hiệu trưởng có thể nhấn mạnh sự cần thiết cung cấp các cơ hội giáo dục và tách biệt ý kiến với sự kiện. Họ có thể kêu gọi sự thật dựa vào thực tế mà không dựa vào cảm tính, mê tín dị đoan hoặc áp đặt chính trị.
Một số hiệu trưởng ngại phát biểu về các vấn đề chính sách vì họ cảm thấy “nói cũng khổ, không nói cũng khổ” như một người đã nói với tôi khi thảo luận về chủ đề này. Họ sợ làm phiền lòng những người ủy thác, các nhà tài trợ, cựu sinh viên và các quan chức dân cử có quan điểm khác. Họ lo ngại về sự trừng phạt có thể ảnh hưởng đến khoản tài trợ từ chính phủ và thậm chí đến mức thuế của trường. Do đó, tôi nghĩ tốt hơn nên vận động cho một quan điểm đạo đức thay vì đơn thuần phê phán các chính sách. Các hiệu trưởng cần tạo ra cầu nối để thấu hiểu hơn là đào sâu thêm sự ngăn cách. Hiệu trưởng có thể thúc đẩy tinh thần công dân bằng cách chứng minh rằng ta có thể bất đồng nhưng không chống đối.
Môi trường chính trị hiện tại ở Hoa Kỳ khiến các hiệu trưởng phải thận trọng hơn. Các chính trị gia, các nhà báo và nhà bình luận bảo thủ chỉ trích giáo dục đại học vì đang quá “tự do”. Họ nói rằng họ không tin tưởng vào các trường đại học. Họ cáo buộc các trường dù tuyên bố khuyến khích tự do ngôn luận nhưng lại không ủng hộ những diễn giả bảo thủ.
Người bảo vệ quan điểm đạo đức
Với tư cách là Giám đốc Sứ mệnh, lãnh đạo các trường đại học có nghĩa vụ nhắc nhở cộng đồng trường và cộng đồng rộng hơn về lòng nhân ái và quan điểm đạo đức. “Thời điểm để dạy dỗ” trong một cuộc tranh luận không phải là cơ hội để thuyết trình mà là để hỏi về tính công bằng của các chính sách và hành động. Có công bằng không khi các trường công lập không được hỗ trợ đầy đủ? Có công bằng không khi giao khoán các nhà tù và trại dưỡng lão cho những công ty coi lợi nhuận quan trọng hơn việc chăm sóc sức khỏe? Có công bằng không khi hành động đầu tiên của chính phủ là sử dụng quân đội vì ngoại giao? Đây là những câu hỏi mang tính đạo đức “Vì sao” và “Vì sao không?”
Đặc biệt là ngày nay, chúng ta cần những trường đại học hàng đầu đó lên tiếng về sự giả dối, bất công và vi phạm pháp quyền. Hiệu trưởng các trường đại học phải tìm lại chiếc áo choàng của Giám đốc Sứ mệnh, nhắc nhở cộng đồng của họ về tầm quan trọng của lịch sử, khuyến khích tranh luận và tôn trọng người khác, và là hình mẫu trong việc sử dụng quan điểm đạo đức.