Daniel C. Levy là Giáo sư xuất sắc của Đại học bang New York (SUNY) tại Albany, Giáo sư của Ban Chính sách & Lãnh đạo Giáo dục, và là Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Giáo dục Đại học Tư thục (PROPHE), chương trình này đóng góp một chương mục thường xuyên cho tạp chí IHE. E-mail: dlevy@albany.edu.
Tóm tắt
Mặc dù bị coi là hạng hai so với giáo dục đại học công trên toàn cầu cũng như ở hầu hết các quốc gia, giáo dục đại học tư đã lớn mạnh nhanh chóng, nắm giữ một phần ba số lượng sinh viên trên thế giới, vẫn tiếp tục phát triển và ngày càng đa dạng. Đại học tư thục đã đạt được vị thế đáng kể trong nhiều khía cạnh chất lượng, thậm chí dẫn đầu hoặc cùng dẫn đầu trong một số lĩnh vực. Giáo dục đại học tư thục đang là một hạng hai đáng gờm.
Bất chấp sự gia tăng ngoạn mục của giáo dục đại học tư thục toàn cầu trong nửa thế kỷ vừa qua, giáo dục đại học công rõ ràng vẫn giữ vị trí số một. Khu vực công lập thường được thành lập trước, và là duy nhất trong một thời gian dài; đại học tư sinh sau đẻ muộn, mới chỉ vài chục năm trước. Giáo dục đại học công toàn cầu dễ dàng giữ vững vị trí là khu vực lớn hơn so với tư thục, ở hầu hết các khu vực địa lý giáo dục công lớn hơn đáng kể, và không ở đâu có vị trí thấp hơn tư thục. Ngoài ra, ở hầu hết các quốc gia, giáo dục đại học công lập luôn mạnh hơn trong hầu hết các lĩnh vực – cả học thuật và ngoài học thuật. Hệ thống công lập đứng đầu về số lượng các trường/viện, đội ngũ giảng viên, sinh viên đại học cũng như sau đại học và số các công trình nghiên cứu. Đại học công cũng đứng đầu về quyền lực chính trị, ảnh hưởng kinh tế và tác động xã hội.
Vậy thì số hai cách đó bao xa? Trong bài này chúng tôi xem xét những lĩnh vực mà giáo dục đại học tư thục (PHE) giữ vị trí dẫn dầu, cách thức PHE phát triển từ quy mô giới hạn thành một số hai lớn mạnh, và những cách thức phổ biến PHE sử dụng để chia xẻ vị trí đầu bảng trong một số lĩnh vực.
Những lĩnh vực hiếm hoi mà PHE dẫn đầu: ở đâu và bằng cách nào
Một số quốc gia, bao gồm cả những nước lớn, có khu vực tư thục lớn hơn. Nhật bản và Hàn quốc là hai quốc gia phát triển duy nhất, nhưng Brazil, Chile, Ấn Độ (có số sinh viên tư thục đông nhất thế giới), Indonesia, Peru, Philippines đều có khu vực tư thục lớn hơn công lập; ngoài ra còn một số nước nhỏ khác là Burundi, Campuchia, El Salvador, Li Băng, Uganda và các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).
Một trường hợp ngoại lệ với bản chất hoàn toàn khác là PHE dẫn đầu về chất lượng, không về số lượng. Ngoại lệ này chỉ đặc trưng cho Hoa Kỳ, nhưng đó là hệ thống ưu việt nhất thế giới. Đặc biệt ở phần đỉnh của hệ thống, khu vực tư thục nói chung mờ nhạt so với công lập cả về chất lượng, tính chọn lọc, công trình nghiên cứu, lực lượng giảng viên và số lượng sinh viên. Có lẽ Hàn Quốc là quốc gia duy nhất có đại học tư thục gần như ngang bằng với công lập ở phần đỉnh của hệ thống.
Phát triển từ quy mô nhỏ thành số hai lớn mạnh
Cho đến cuối thập niên 1980, PHE vẫn chỉ giữ vị trí số hai bên ngoài châu Mỹ, thua kém xa hệ thống công lập cả về quy mô cũng như các lĩnh vực khác; trừ vài ngoại lệ bên ngoài châu Á. Thực tế, một số quốc gia còn không có khu vực tư thục, bị cấm, không tồn tại hoặc chỉ là một thành phần bên lề. Sự sụp đổ của các nước XHCN đã mang lại một bước đột phá lịch sử cho PHE ở châu Âu và Trung Á; trong khi ở Trung quốc và Việt Nam sự chuyển đổi kinh tế thị trường đã mở đường cho PHE. Ở những nơi khác, sự xuất hiện của khu vực tư thục là hệ quả hỗn hợp của những điều kiện khác nhau tại mỗi quốc gia như điều kiện học tập, xã hội, kinh tế và chính trị, cũng như sự cạnh tranh và việc các nhà cung cấp quốc tế được phép nhập cuộc. Hầu hết các nước châu Phi chỉ mới hình thành PHE trong những năm 1990 hoặc sau đó, hầu hết các quốc gia Ả Rập trong những năm 2000. Thường xuyên hơn, sự tăng vọt của PHE trên toàn cầu chủ yếu nhờ vào sự phát triển theo hướng đa dạng hóa bên trong các khu vực tư nhân đã có từ trước.
Vào năm 2000, khu vực PHE chiếm 28% tổng số sinh viên toàn cầu và năm 2010 là 33%. Ấn tượng hơn nhiều – nếu biết rằng khu vực công lập trong cùng giai đoạn này phát triển mạnh chưa từng thấy – là mức tăng trưởng tuyệt đối của khu vực tư thục, hơn gấp đôi, từ 27 triệu sinh viên thành 57 triệu trong giai đoạn 2000-2010, và chắc chắn sẽ vượt 75 triệu vào năm 2019. Ở châu Mỹ Latinh, về quy mô PHE giờ đây có lẽ không còn ở vị trí số hai nữa (49% năm 2010), trong khi vị trí thứ 2 (42%) của PHE ở châu Á giống như sự hiện diện của con voi mamut khổng lồ trong một khu vực giáo dục đại học dễ dàng trở thành lớn nhất thế giới. Ngay cả ở những nơi khác – ở Hoa Kỳ – giáo dục đại học tư thục chiếm chưa đến 30% và ở những khu vực khác PHE còn nhỏ hơn – trong thế kỷ mới, mức tăng trưởng tuyệt đối của PHE cũng rất cao ở mọi khu vực, trừ Hoa Kỳ. Không còn khu vực nào trên thế giới không có PHE, trừ vài quốc gia bị cô lập. Giáo dục đại học tư thục vẫn chỉ giữ vị trí thứ hai về quy mô nhưng có mặt gần như khắp nơi và trở thành đối thủ đáng gờm trên toàn cầu.
Giữ vị trí thứ hai là chủ yếu, nhưng về hiệu suất phần nào chia xẻ vị trí số một
Không còn là hiện tượng hiếm khi các cơ sở giáo dục đại học tư thục ưu tú nỗ lực đáng kể để đứng ngang hàng với khu vực công ở những vị trí đầu, cả trong hệ thống giáo dục đại học nói chung và ở đỉnh cao học thuật, thậm chí dẫn đầu hoặc cùng dẫn đầu. Những tổ chức tư nhân “bán ưu tú”, hiện đang nổi bật ở nhiều quốc gia và có mặt ở nhiều quốc gia khác, không chỉ vượt lên trước hầu hết các tổ chức công lập, mà còn thường xuyên giành được vị trí dẫn đầu trong một số lĩnh vực thực tế, như quản trị kinh doanh, quản lý, kinh tế hoặc khoa học máy tính, đôi khi trong giảng dạy, mặc dù hiếm khi trong nghiên cứu. Không phải hiện tượng hiếm khi các trường đại học tôn giáo là họ hàng gần với các trường đại học thế tục bán ưu tú.
PHE cũng ngày càng nắm giữ nhiều hơn vị trí số một ở những lĩnh vực ít liên quan đến học thuật đỉnh cao, thông qua các chuỗi và các tập đoàn vì lợi nhuận quốc tế hoặc trong nước. |
PHE cũng ngày càng nắm giữ nhiều hơn vị trí số một ở những lĩnh vực ít liên quan đến học thuật đỉnh cao, thông qua các chuỗi và các tập đoàn vì lợi nhuận quốc tế hoặc trong nước. Thường có lượng khách hàng ở đẳng cấp kinh tế xã hội thấp hơn so với các đối tác bán ưu tú, các tổ chức giáo dục đại học tư thục “định hướng sản phẩm” gắn với thị trường việc làm. Theo hướng này, họ hình thành chương trình đào tạo học và làm, tuyển dụng và hợp tác với các doanh nghiệp, cung cấp tư vấn cho sinh viên và cho các nhà quản lý giáo dục.
Các tổ chức giáo dục đại học tư thục còn chiếm ưu thế trong một loạt thị trường ngách khác khi họ phục vụ những nhóm xã hội cụ thể, hay nói khác đi, những cá nhân đang tìm kiếm sự liên kết ý nghĩa với nhóm xã hội của họ. Cho đến nay, “nhận dạng” phổ biến nhất của các tổ chức giáo dục đại học, cả trong lịch sử và ngày nay, là tôn giáo. Tuy nhiên, trường đại học dành cho phụ nữ và các trường định hướng theo dân tộc, cũng là lựa chọn đầu tiên cho một số người. Mặc dù cũng có các tổ chức công lập định hướng theo giới tính, dân tộc và tôn giáo, các trường tư thục vẫn chiếm đa số trong các tổ chức định hướng theo giới tính, đặc biệt là tôn giáo.
Tương lai
Như thường lệ, một dự đoán tốt nhất vẫn chứa đựng những hoài nghi, và phải dựa trên các xu hướng gần đây. Vì thế, chúng tôi nghĩ rằng trong tương lai PHE vẫn sẽ giữ vị trí thứ hai toàn cầu, nhưng là một thứ hai đáng gờm, với một số quốc gia ngoại lệ có PHE dẫn đầu về số lượng hoặc thậm chí chất lượng; và phổ biến hơn là sự pha trộn giữa giáo dục công ở vị trí số một và sự nổi bật, thậm chí dẫn đầu của tư thục trong một số hướng đi quan trọng. Có lẽ dự đoán an toàn nhất là nhiều tiến bộ toàn cầu được nêu bật trong ấn bản số 100 này của IHE sẽ ảnh hưởng đến vị thế số hai của PHE. Ngược lại, khu vực giáo dục đại học thứ hai này cũng sẽ tác động đến những tiến bộ toàn cầu đó.