Philip G. Altbach là giáo sư nghiên cứu và giám đốc sáng lập Trung tâm Giáo dục Đại học Quốc tế ở Boston College, Hoa Kỳ. E-mail: altbach@bc.edu.
Việc tăng trưởng quy mô sinh viên và mở rộng các chức năng đa dạng của giáo dục sau trung học toàn cầu trong 17 năm qua là chưa từng có và thể hiện một cuộc cách mạng thực sự trong giáo dục. Chỉ trong một thập kỷ vừa qua, số sinh viên toàn cầu tăng gấp đôi. Tuy vậy chỉ tại một số ít quốc gia có nỗ lực toàn diện tạo lập các hệ thống học thuật mạch lạc và khác biệt nhằm đáp ứng các chức năng học thuật mới, đảm bảo quản lý được chất lượng đào tạo, hoặc nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của việc tăng sinh viên mang lại.
Các nền kinh tế ngày càng trở nên phức tạp và mang tính toàn cầu, cần có nhân lực kỹ năng cao để duy trì, và giáo dục sau trung học có trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao này. Hầu hết các nơi, trình độ sau trung học trở thành điều kiện tiên quyết để đáp ứng dịch chuyển xã hội và gia nhập thị trường lao động có kỹ năng. Việc tăng sự đa dạng của các trường đào tạo sau trung học đã đáp ứng được nhu cầu học tập của dân chúng, tuy nhiên khi được đa dạng hóa như vậy, sự khác biệt của chúng lại không cách nhất quán, logic.
Đại học nghiên cứu như một tổ chức học thuật đỉnh cao, là trung tâm của nền kinh tế tri thức toàn cầu
Cùng một lúc, các trường đại học nghiên cứu mang tính truyền thống chịu áp lực ngày càng tăng trong việc đào tạo lực lượng cán bộ học thuật đáp ứng việc mở rộng của hệ thống giáo dục đại học, thực hiện công việc nghiên cứu, tham gia vào các mạng lưới tri thức toàn cầu, đồng thời chuẩn bị các chuyên gia cho các vị trí lãnh đạo trong xã hội. Trước khi đại chúng hóa, các trường đại học nghiên cứu chiếm vị trí áp đảo trong hệ thống giáo dục sau trung học. Ngày nay, thông thường chúng chỉ chiếm phần thiểu số trong đa số các quốc gia. Tất nhiên, chúng vẫn giữ vai trò quan trọng như các trung tâm học thuật hàng đầu, nhưng chịu sức ép của nguồn ngân sách thay đổi khó lường, yêu cầu phải giải trình ngày càng cao, và chạy đua để trở thành đại học “đẳng cấp quốc tế” trong cuộc đua toàn cầu. Các trường còn lại kỳ vọng các trường sáng giá này dẫn dắt, nhưng trong nhiều khía cạnh, các trường đại học nghiên cứu vẫn chỉ giữ vai trò truyền thống như trước đây. Họ không nhận thức được họ chính là một thành phần của hệ sinh thái đào tạo sau trung học, và họ cần giữ vai trò dẫn dắt cộng đồng học thuật.
Một điều cũng trở nên rõ ràng là cần thiết phải điều phối các mảng nhập nhằng của giáo dục sau trung học hiện đang nổi lên khắp nơi. Ở nhiều quốc gia, một số lớn các trướng là tư thục, và số trường tư thục hoạt động vì lợi nhuận ngày càng tăng. Đảm bảo cho các trường tư thục sau trung học hoạt động hướng tới lợi ích cộng đồng và đảm bảo một mức chất lượng chấp nhất định – là một điều cực kỳ quan trọng.
Nói chung, sự đa dạng không gì che chắn đang nổi lên để đáp ứng nhu cầu thị trường cần phải được thay thế bởi một nỗ lực có chủ ý phát triển các hệ thống học thuật khác biệt để phục vụ cho một loạt các mục đích xã hội phức tạp xuất hiện trong nửa thế kỷ vừa qua. Một hệ thống như vậy cần thừa nhận vai trò và trách nhiệm cụ thể của các loại hình tổ chức khác nhau và đảm bảo phối hợp hiệu quả và công nhận tầm quan trọng của từng loại hình trường.
Trong khi các trường đại học nghiên cứu đứng trên đỉnh cao của bất kỳ hệ thống học thuật nào, chúng cần phải nhận thức rằng đó là phần không tách rời của một hệ thống đa sắc diện. Các trường đại học nghiên cứu chỉ là một phần nhỏ của các hệ thống lớn và phức tạp – điều quan trọng là các tổ chức này không phình ra quá mức, và phần còn lại của hệ thống không tìm cách để mô phỏng theo các trường đại học nghiên cứu này.
Thách thức này hiện được Quỹ Körber, Đại học Hamburg thảo luận tại Đức. Tổ chức Hội nghị Hiệu trưởng đại học Đức (German Rector’s Conference – HRK) trong hội nghị lãnh đạo liên trường 2 năm một lần đã bàn về nội dung đa dạng và khác biệt hoá các trường đại học như thế nào. Năm mươi nhà lãnh đạo từ các nơi trên thế giới đã thảo luận về chủ đề này và đưa ra tuyên bố chung phản ánh các xu thế sau đây:
Tuyên bố chung Hamburg: Tổ chức Giáo dục đại học cho thế kỷ 21
Vai trò của các trường đại học nghiên cứu:
- Đại học nghiên cứu như một tổ chức học thuật đỉnh cao, là trung tâm của nền kinh tế tri thức toàn cầu. Nơi đây đào tạo các nhà lãnh đạo, các nhà khoa học và các học giả phục vụ xã hội, hàn lâm, công nghiệp và nền kinh tế rộng khắp. Đại học nghiên cứu tổ chức nghiên cứu và là cánh cửa thông thương với khoa học quốc tế.
- Đại học nghiên cứu là trung tâm đảm bảo thành công của giáo dục đại học và cung ứng các dịch vụ chung.
- Các đại học nghiên cứu vận hành trong một hệ sinh thái học thuật đa dạng ngày càng phức tạp, bao gồm nhiều loại trường phục vụ các nhu cầu học tập khác nhau. Để trở nên hiệu quả trong xã hội hiện đại, các đại học nghiên cứu cần gìn giữ vai trò chủ đạo trong đào tạo, nghiên cứu, phát triển cá nhân, phục vụ xã hội, nhưng cũng cần phải là tấm gương lôi kéo dẫn dắt các trường khác trong hệ thống đào tạo sau trung học.
Yêu cầu khác biệt hóa một cách hiệu quả
Để quá trình khác biệt hóa trong giáo dục đại học toàn cầu diễn ra theo một lộ trình được thiết kế một cách khoa học và theo định hướng giá trị, cần các bước sau đây:
- Khác biệt rõ ràng: Nhiệm vụ của mỗi loại hình cơ sở đào tạo sau trung học cần được xác định rõ ràng và được bảo vệ. Việc kiểm soát nên dựa trên các khác biệt học thuật thích hợp. Chúng tôi lưu ý rằng việc xếp hạng học thuật toàn cầu thường bóp méo sự khác biệt bằng cách thúc đẩy sự đồng nhất.
- Tự chủ: Các cơ sở giáo dục sau trung học phải được trao quyền quản lý các nguồn lực cần thiết để thực hiện sứ mệnh của họ.
- Tài chính: Phải thiết lập các nguồn kinh phí dự đoán được, phù hợp với nhiệm vụ của từng loại cơ sở giáo dục sau trung học.
- Chất lượng: Hệ thống đảm bảo chất lượng được thiết kế và thực hiện bởi các chuyên gia học thuật phải là một tính năng thiết yếu của tất cả các cơ sở giáo dục sau trung học.
- Xuyên thấu: Cần phải có các cơ chế khớp nối cho phép sinh viên tiếp cận giáo dục sau trung học, cho phép họ dễ dàng di chuyển giữa các loại hình trường khác nhau mà không bị bỏ phí các nội dung đã học.
- Sự gắn kết: Giáo dục đại học tư, phần phát triển nhanh nhất của nền giáo dục sau trung học, cần được hội nhập vào một hệ thống giáo dục sau trung học một cách hiệu quả.
Tuyên bố Hamburg phản ánh mối quan tâm của 50 hiệu trưởng tham gia, cũng như các tổ chức tài trợ cho sự kiện này. Đại chúng hóa không chỉ có ý nghĩa gia tăng số lượng sinh viên và số các cơ sở giáo dục, mà còn làm gia tăng sự phức tạp và sự đa dạng. Một thách thức trung tâm cho đến nay chưa được đáp ứng ở hầu hết các nơi trên thế giới, là đảm bảo tính hợp lý trong giáo dục sau trung học. Hơn nữa, giáo dục đại học cần phải đáp ứng tốt với việc ngày càng tăng số lượng sinh viên đa dạng và nền kinh tế toàn cầu hóa ngày càng trở nên phức tạp.
Ghi chú: Báo cáo về thảo luận ở Hamburg được Quỹ Körber cung cấp miễn phí tại http://www.bc.edu/content/dam/files/research_sites/ cihe/pdf/Korber%20bk%20PDF.pdf. Báo cáo này cũng được in ở dạng sách: Philip G. Altbach, Liz Reisberg and Hans de Wit, eds., Responding to Massification: Differentiation in Postsecondary Education Worldwide (Rotterdam, Netherland: Sense Publishers, 2017).