Liudvika Leisyte là giáo sư giáo dục đại học, và Anna-Lena Rose là trợ lý nghiên cứu và giảng dạy và nghiên cứu sinh của Trung tâm Giáo dục Đại học, Đại học Kỹ thuật Dortmund, Đức. E-mail: liudvika.leisyte@tu-dortmund.de;anna-lena.rose@tu-dort-mund.de.
Sự dịch chuyển học thuật và sự hấp dẫn của các hệ thống giáo dục làm tăng dần liên kết với các hệ thống ưu tú, tạo ra sự năng động, phát triển các mạng lưới quốc tế, thúc đẩy hiệu quả nghiên cứu khoa học, cải thiện việc chuyển giao tri thức và công nghệ, và sau cùng là cải thiện phúc lợi kinh tế và xã hội. Thành công của các trường đại học được đo bằng việc giảng dạy chất lượng cao, bằng kết quả nghiên cứu, bằng việc thu hút các khoản tài trợ nghiên cứu lớn, và các yếu tố này bị ảnh hưởng mạnh bởi lực lượng giảng viên làm việc tại trường. Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế đang tăng mạnh, khả năng thu hút đội ngũ giảng dạy tài năng là nền tảng thành công then chốt đối với các trường đại học và các nền kinh tế trên toàn thế giới. Tuy nhiên, sự phát triển chính trị gần đây, được đặc trưng bằng tăng cường chủ nghĩa dân túy, các khuynh hướng chủ nghĩa dân tộc, và xu thế chống nhập cư mạnh mẽ có lẽ sẽ dẫn đến thay đổi đáng kể trong các mô hình truyền thống về dịch chuyển giảng viên quốc tế.
Mô hình dịch chuyển truyền thống
Áo và Anh quốc (nơi 25% cán bộ giảng dạy là người nước ngoài), Đan Mạch, Ailen, Hà Lan và Na Uy (30%), Luxembourg và Thụy Sỹ (hơn 50%) là các nước châu Âu thu hút hầu hết những tài năng học thuật người nước ngoài cho đến nay. Các chỉ số Khoa học và Kỹ thuật năm 2016 chỉ ra rằng ở Hoa Kỳ, hơn một nửa lực lượng sau tiến sĩ là người sinh ra ở nước ngoài. Mô hình dịch chuyển học thuật vẫn đang tồn tại, tuy nhiên, khuynh hướng hiện nay vẫn làm gia tăng sự bất bình đẳng giữa các trung tâm học thuật như các quốc gia nói trên và khu vực học thuật ngoại vi (nói theo thuật ngữ của Altbach), thường tại các đất nước nhỏ bé, vị trí địa lý xa xôi, tiềm lực kinh tế yếu, và tạo thành các điểm đến ít hấp dẫn cho cán bộ giảng dạy quốc tế. Những kẻ thua cuộc trong cuộc đua truyền thống về thu hút và chảy máu chất xám liên quan đến dịch chuyển giảng viên quốc tế là các nước khu vực Trung Âu và Đông Âu (CEE), Nam Âu, châu Mỹ Latin và một vài nước châu Á, cũng như các nước đang phát triển ở khắp thế giới.
Các nghiên cứu gần đây về mô hình dịch chuyển giảng viên ở các nước CEE – Estonia, Cộng hoà Séc và Lithuania – là các hệ thống đóng kiểu truyền thống đặc trưng bởi sự dịch chuyển kinh tế, các nền văn hoá khác biệt và chủ nghĩa bảo vệ ngôn ngữ dân tộc – tiết lộ rằng các quốc gia này thất bại trong cả việc duy trì lẫn thu hút những người tài năng trong giới học thuật, và dòng chảy dịch chuyển học thuật đi ra nước ngoài là chủ yếu.
Estonia đại điện như một ví dụ thực tiễn trong việc triển khai các chính sách cụ thể và đặt ra mục tiêu rõ ràng ở cả cấp độ trường đại học và quốc gia cho việc tuyển dụng mở rộng và thu hút những tài năng giới học thuật người nước ngoài.
Các rào cản chính đối với việc thu hút giảng viên tài năng đến từ nước ngoài là mức lương tương đối thấp, thiếu minh bạch trong quy trình tuyển dụng và thăng tiến, mức độ cao về bè phái-gia đình trị và học thuật đồng huyết thống, cũng như thiếu năng lực ngoại ngữ của thế hệ cán bộ giảng dạy cao tuổi. Trong khu vực biển Baltic, đặc biệt ở Latvia, các rào cản còn được tạo ra bởi yêu cầu sử dụng ngôn ngữ địa phương đối với cán bộ giảng dạy người nước ngoài. Quan sát cho thấy động lực dịch chuyển giới học thuật đến các nước CEE có vẻ khác so với sự dịch chuyển đến các nước khác trên thế giới. Thay vì phát triển sự nghiệp, tiếp cận tri thức và máy móc thiết bị, tự chủ và tự do học thuật, giảm tải việc giảng dạy và dành nhiều thời gian cho nghiên cứu – các ứng viên tham gia phỏng vấn ghi ra các ràng buộc về cá nhân và các yếu tố liên quan gia đình, hoặc mối quan tâm cụ thể đến lịch sử, ngôn ngữ và văn hoá của nước chủ nhà – như là động cơ thúc đẩy chính.
Mặc dù có các điểm khoa trương trong chính sách gần đây đối với việc bắt buộc thu hút những người giới học thuật tài năng đến từ nước ngoài, vẫn thiếu các giải pháp cụ thể, các vấn đề pháp lý về hệ thống lương bổng và nhập cư vẫn chưa được giải quyết. Cùng lúc đó, chúng ta quan sát thấy rằng các nước CEE cũng đã cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng nghiên cứu với sự đầu tư từ các quỹ cấu trúc của Liên minh châu Âu. Hơn thế nữa, các trường đại học trong các nước CEE đang tăng cường việc dạy bằng ngoại ngữ, thường bằng tiếng Anh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của cán bộ giảng dạy người nước ngoài trong các hoạt động giảng dạy. Ngoài ra, việc tăng số lượng các trường đại học riêng biệt ở các nước CEE tăng cường thu hút các giảng viên quốc tế trên cơ sở thuê khoán thường xuyên kết hợp với chiến lược luân phiên, chẳng hạn qua quan hệ đối tác công–tư, trở nên hấp dẫn hơn đối cán bộ giảng dạy quốc tế bởi thù lao tốt hơn và có nhiều thời gian cho hoạt động nghiên cứu.
Brexit và Trump: thay đổi luật chơi?
Chủ nghĩa dân túy gia tăng, khuynh hướng chủ nghĩa dân tộc và việc hạn chế nhập cư mạnh mẽ gần đây được chứng kiến ở nhiều nước trên thế giới. Trong bối cảnh đó, câu hỏi về việc thu hút và duy trì tài năng học thuật nhằm đảm bảo sự cạnh tranh trong nghiên cứu khoa học và giáo dục đại học ở châu Âu và Hoa Kỳ vẫn có tầm quan trọng. Đặc biệt khi cân nhắc tới các sự kiện như trưng cầu dân ý 2016 về ”Brexit” (Vương quốc Anh rời Liên minh châu Âu), và chính sách nhập cư được đề xuất bởi Tổng thống Trump ở Hoa Kỳ, chúng ta giả định rằng số lượng giáo sư đại học dịch chuyển đến hai nước này đều sụt giảm. Ngoài ra, các báo cáo gần đây từ Vương Quốc Anh hé lộ rằng các giáo sư đại học từ các nước Liên minh châu Âu được Bộ Nội vụ Anh ra lệnh thu xếp rời khỏi nước này. Khi động lực và khả năng các giáo sư đại học người nước ngoài dịch chuyển và ở lại các nước này giảm, điều này sẽ dẫn đến các cơ hội mới cho những nước khác thu hút đội ngũ giáo sư đại học tài năng?
Khi mà nhân khẩu suy giảm, tỷ lệ di cư tăng đặc biệt với lớp người trẻ và lực lượng cán bộ giảng dạy bị lão hóa, thì việc thu hút sinh viên và cán bộ giảng dạy nước ngoài sẽ trở thành một khía cạnh quan trọng để đảm bảo sự cạnh trạnh và cuối cùng sự sống còn của các hệ thống giáo dục đại học trong các nước CEE. Chúng ta kỳ vọng nhận thức tăng dần của trường đại học và của quốc gia về tầm quan trọng của việc thay đổi tình hình thực tiễn và khung pháp chế nhằm thu hút cán bộ giảng dạy quốc tế. Giữa các nước CEE, Estonia nổi lên như một ví dụ thực tiễn trong việc triển khai các chính sách cụ thể, và đặt ra mục tiêu rõ ràng ở cả cấp độ đại học và cấp độ quốc gia cho việc tuyển dụng mở rộng và thu hút những tài năng giới học thuật người nước ngoài. Với tiếp cận vào Liên minh châu Âu từ 2004 đến 2014, tỷ trọng cán bộ giảng dạy người nước ngoài ở Estonia tăng khoảng 8 đơn vị lên con số hơn 8%. Gần đây, Ba lan cũng nỗ lực quảng cáo trong tạp chí Science và mở rộng tuyển dụng các nhà khoa học hàng đầu với đầu tư đáng kể. Chúng tôi kỳ vọng các nước khác trong CEE sẽ theo các tấm gương này trong tương lai.
Khi các điều kiện tuyển dụng và duy trì đội ngũ cán bộ giảng dạy đang có những thay đổi tại Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, các cảnh cửa cơ hội mới mở ra cho các nước CEE và những nước khác trước đó được định vị ngoại biên của giáo dục đại học. Với điều kiện các nước này không theo xu hướng tăng dần sự cách ly dân tộc, và dự báo rằng họ sẽ theo các ví dụ tích cực trong khu vực về giảm rào cản cho việc dịch chuyển sắp tới, họ có thể tăng đáng kể sức hấp dẫn với các giáo sư đại học tài năng đến từ nước ngoài. Trong bối cảnh này, chúng ta có thể chứng kiến sự thay đổi có ý nghĩa trong các xu hướng dịch chuyển giảng viên đại học quốc tế.