Gary Rhoades là giáo sư và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học, Đại học Arizona, Hoa Kỳ. E-mail: grhoades@email.arizona.edu.
Bằng các chính sách có ẩn ý sâu xa với giáo dục đại học, các chính khách phương Tây đang bị dư luận xã hội chú ý và phần nào hình ảnh của họ bị làm xấu đi – do phản ứng mạnh mẽ của họ chống lại “những người khác”, chống lại các nhóm người ngoại trừ các dân tộc châu Âu chiếm ưu thế theo truyền thống. Điều đó được thể hiện một phần qua các phong trào dân túy chủ nghĩa cánh hữu lan tràn trên thế giới trong năm qua. Các chiến dịch mang tính dân tộc chủ nghĩa đã tạo thách thức cho các đảng phái chính trị, các cơ sở đào tạo (bao gồm các trường đại học), và các chính thống giáo về dòng chảy tự do của con người và hàng hoá, về lợi ích của toàn cầu hoá và đa dạng hóa đang trên đà phát triển. Ở một chừng mực nào đó, phản ứng mạnh mẽ chống “những người khác” của họ cũng đang giao thoa và đồng điệu với việc giải giáp chính trị của chế độ dân chủ xã hội và nhà nước phúc lợi. Điều đó minh chứng qua các cuộc tấn công có hệ thống và rút đi các khoản đầu tư vào các tổ chức công, trong đó có giáo dục đại học.
Chống đối quốc tế hoá
Phản ứng dữ dội chống lại quốc tế hoá có vẻ đang lan khắp toàn cầu, từ quốc gia này, khu vực này lan sang quốc gia khác, khu vực khác – từ việc Brexit và Cộng đồng châu Âu, đến các chiến dịch và tuyên bố trên diễn đàn của Donald Trump (Hoa kỳ), Norbert Hofer (Đảng tự do của Áo), hoặc Marine Le Pe (Đảng Mặt trận Quốc gia Pháp), với các quan điểm chống đối người nhập cư, chống người Hồi giáo, và cả ý tưởng về chủ nghĩa đa văn hoá. Về mặt bản chất và về mức độ tồi tệ, các chiến dịch này thể hiện các khía cạnh xấu xa và đen tối nhất trong lịch sự dân tộc và nhân loại. Và trong mỗi một chiến dịch, bằng việc xỉ vả dòng người đi đến đất nước họ ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, cùng các ý kiến mang tính hủy hoại nền văn hoá mang tính lịch sử – danh tiếng lý tưởng của dân tộc trong quá khứ đang bị thu hồi lại.
Điều này có ý nghĩa gì đối với các trường đại học
Các trường đại học nói chung đều chưa tham gia hoặc chưa bị tác động bởi các chiến dịch này. Tuy nhiên, các cuộc nói chuyện, các chính sách và thực tiễn về sự phản ứng dữ dội của chủ nghĩa dân túy cánh hữu đi ngược lại những gì các trường đại học có thể đại diện một cách tốt nhất. Hơn thế nữa, giống như các chính sách công mang tính tân khai phóng của các chính trị gia có thể làm giảm chi tiêu ngân sách cho giáo dục, với chủ nghĩa dân túy cánh hữu, giáo dục sau phổ thông là một phần của vấn đề chứ không phải là giải pháp giải quyết những gì làm cho xã hội bất an. Thật vậy, các trường đại học đang khẳng định tính đúng đắn về mặt chính trị và phát triển không ngừng, cổ vũ tư tưởng đa văn hoá và quốc tế hóa – đã bị hạ mình và bôi nhọ, và được xem như một lý do hợp lý để cắt giảm hỗ trợ từ ngân sách công. Việc tuyển dụng, chấp nhận và thậm chí tôn vinh “những người khác” và sự khác biệt tạo ra cho giáo dục đại học công thể hiện qua sự phát triển và các đặc tính riêng tốt đẹp nhất của nó, là đối lập lại với những kẻ mị dân và những nhà tư tưởng cánh hữu.
Khi các trường đại học ngày càng đa dạng hơn theo các lý do trên, họ nhận được tỷ lệ tài trợ từ chính phủ ít hơn. Không nơi nào rõ ràng hơn là Hoa Kỳ, nơi mà sự thay đổi nhân khẩu học đi cùng với việc giảm đầu tư công. Việc gia tăng sự nhập học của sinh viên từ tầng lớp thu nhập thấp, sinh viên da màu và người nhập cư vào giáo dục sau trung học – mặc dù vẫn mang tính bất bình đẳng –- đi kèm theo việc giảm tài trợ công, điều này cũng phản chiếu trong giáo dục tiểu học và trung học. Bức tranh này không bộc lộ rõ ở châu Âu, nơi các trường đại học ít gặp các vấn đề về sinh viên tầng lớp thiểu số trong nước. Tuy nhiên, có một vài minh chứng về việc sự gia tăng tuyển sinh sinh viên quốc tế đi kèm với một vài sức ép trong cộng đồng địa phương và giới chính khách quốc gia. Điều đó đặc biệt đúng ở Anh quốc. Nhưng nó cũng đúng ở lục địa châu Âu nơi các trường đại học và cơ sở giáo dục nói chung có vẻ phù hợp với những gì mà Thủ tướng Đức Angela Merkel gọi là Willkommenskultur (văn hóa chào đón).
Điều chỉnh lại sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp, bao gồm “những người khác”
Cùng lúc, có một khía cạnh khác đối với các trường đại học là xu hướng nghiêng về chủ nghĩa dân tuý cánh hữu. Các trường đại học đã có một lịch sử lâu dài về việc “loại trừ” căn cứ theo giới tính, chủng tộc và tầng lớp xã hội. Đối với người theo chủ nghĩa dân tuý, các trường đại học như một cộng đồng được thiết lập đã hết thời là thành phần xã hội ưu tú – tuy nhiên việc mô tả đặc điểm như thế là không hoàn toàn chính xác.
Mặc dù có sự mở rộng cửa của giáo dục sau trung học đối với con em gia đình tầng lớp lao động, nhiều trường đại học vẫn chủ trương phục vụ cho các thành phần ưu tú ở quy mô quốc gia và phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, giống như hoạt động của một công ty kinh doanh, khi thị trường nội đia về các khách hàng tiềm năng (ví dụ trong giáo dục đại học là các sinh viên truyền thống) bị giảm sút, các trường đại học hướng tới thị trường toàn cầu của các sinh viên quốc tế có tố chất tốt. Những sinh viên này – dù du học theo chương trinh Erasmus ở châu Âu hoặc du học nói chung, thì đa số đều xuất thân gia cảnh có lợi thế về kinh tế và được giáo dục tốt hơn các sinh viên khác.
Ai có lợi sau đó từ việc quốc tế hoá? Thông thường, đó là các trường tuyển được sinh viên quốc tế có tố chất vượt trội và bỏ qua các sinh viên nội địa trong các khu vực lân cận thường không có tố chất gì nổi bật. Hầu hết các đại học ưu tú sẽ định hướng văn hoá đa dạng – ít ra cũng bằng việc tăng cường tuyển sinh viên từ các gia đình có thu nhập thấp với chủng tộc đa dạng và nền tảng dân tộc khác nhau trong khu vực – giống như tuyển sinh viên từ nước ngoài hoặc từ các bang bên ngoài như ở Hoa Kỳ.
Gần đây, trường đại học Cambridge công bố một báo cáo như một lời cảnh tỉnh về ảnh hưởng bất lợi của Brexit đối với Cambridge và giáo dục đại học của Anh quốc nói chung. Tôi không nghĩ là các gia đình lao động tầng lớp trung bình trong các vùng công nghiệp trung du – nơi từng bị đóng cửa bởi sự dịch chuyển kinh tế hàng thập kỷ và suy giảm trong làn sóng ”kinh tế mới” – sẽ cười chế nhạo Cambridge hoặc các trường đại học quý tộc nói chung. Không có ai thuộc nhóm đối tượng 15-20% của những gia đình sống trong nghèo đói theo học tại Cambridge. Điều này thật dễ hiểu, đối với nền kinh tế mới cỏ vẻ cũng sẽ giống nền kinh tế cũ xét về phương diện của những người hưởng lợi ích chính yếu và những người lao động nặng nhọc.
Đến một chừng mực nào đó, sự phản ứng dữ dội cũng giao nhau và tạo hiệu ứng phân giải mang tính chính trị của khế ước dân chủ xã hội và tình trạng phúc lợi
Sự bất bình đẳng giữa tầng lớp lao động và tư bản đang tăng dần ở tầm quốc tế, gây căng thẳng cho thoả ước xã hội và các cơ sở đào tạo. Các giáo sư và lãnh đạo các trường đại học chắc chắn phải tăng cường nỗ lực gấp đôi, tìm tòi nhiều cách thức mới để hoạt động một cách hiệu quả hơn chống lại sự bài ngoại, nạn phân biệt chủng tộc, hội chứng sợ kết hôn và hội chứng sợ hãi kì thị những người bị đồng tính luyến ái – điều đó chỉ rất rõ trong chủ nghĩa dân túy cánh hữu. Nhưng chúng ta cũng học hỏi được nhiều bài học kinh nghiệm từ việc gia tăng chủ nghĩa dân túy, bằng cách tự bản thân chúng ta cam kết làm cầu nối giữa các tầng lớp đang bị phân chia về học thuật và xã hội, giữa các quốc gia đang bị phân chia đa cực. Chúng ta cần tìm ra các giải pháp để nhận diện trách nhiệm xã hội một cách đầy đủ, nhằm dân chủ hoá xã hội nơi chúng ta đang sống. Điều đó sẽ mang ý nghĩa cân bằng lại và thúc đẩy những thứ ở quy mô toàn cầu và địa phương, tăng cường các cơ hội và cuộc sống của “những người khác” trong phạm vi quốc gia và quốc tế – những người đang tiếp tục bị xem là vô hình và bị nền giáo dục đẩy vào lãng quên bởi các chính sách, thực tiễn, hệ thống niềm tin vào hệ thống học thuật.