Maia Chankseliani, Zhe Wang, Natalya Hanley, Joonghyun Kwak, Ilka Vari-Lavoisier, Lorena Sanchez Tyson và Ahmad Akkad
Maia Chankseliani là Phó Giáo sư Giáo dục so sánh và quốc tế, Khoa Giáo dục, Đại học Oxford, Vương quốc Anh. Email: maia.chankseliani@education.ox.ac.uk. X: @MChankseliani
Zhe Wang là Nghiên cứu sinh sau Tiến sĩ, Khoa Giáo dục, Đại học Oxford. Email: zhe.wang@education.ox.ac.uk. X: @ZheWang_maggie
Natalya Hanley là Nghiên cứu sinh sau Tiến sĩ, Khoa Giáo dục, Đại học Oxford. Email: natalya.hanley@education.ox.ac.uk. X: @knvjoy
Joonghyun Kwak là Nghiên cứu sinh sau Tiến sĩ, Khoa Giáo dục, Đại học Oxford. Email: joonghyun.kwak@education.ox.ac.uk. X: @JoonghyunKwak
Ilka Vari-Lavoisier là Cộng tác viên nghiên cứu, Trường Nhân học và Dân tộc học Bảo tàng và Thành viên liên kết, Khoa Xã hội học, Đại học Oxford. Email: ilka.vari-lavoisier@careers.ox.ac.uk.
Lorena Sanchez Tyson là Giảng viên cao cấp, Trường Luật và Giáo dục, Đại học Hertfordshire. Email: l.sanchez@herts.ac.uk. X: @Lorena_SanchezT
Ahmad Akkad là Nghiên cứu sinh sau Tiến sĩ, Khoa Giáo dục, Đại học Oxford. Email: ahmad.akkad@education.ox.ac.uk. X: @AhmadAkkad
Bài đánh giá này tập trung vào tác động đáng kể của du học sinh khi trở về đối với sự phát triển của đất nước họ, phân tích hơn 1.500 bài báo để chắt lọc thông tin chi tiết từ 53 bài nghiên cứu. Nó tìm hiểu cách thức mà những người trở về đóng góp vào sự tăng trưởng và đổi mới của các doanh nghiệp, nâng cao năng lực giáo dục đại học và nghiên cứu, thúc đẩy các giá trị dân chủ và thúc đẩy chuyển đổi xã hội. Bất chấp tiềm năng đáng kể, những đóng góp này thường bị ảnh hưởng bởi các rào cản về thể chế chính trị, làm nổi bật nhu cầu về việc ban hành các chính sách phù hợp.
Trong những thập kỷ gần đây, số lượng sinh viên theo đuổi giáo dục đại học ở nước ngoài đã tăng vọt. Quay trở lại năm 1997, có khoảng 2 triệu sinh viên đã đăng ký vào các trường đại học nước ngoài. Tính đến năm 2021, con số đó đã tăng lên 6,4 triệu theo Viện Thống kê UNESCO. Sự gia tăng đáng kể này cho thấy việc du học đã trở nên phổ biến như thế nào.
Bài báo của chúng tôi tóm tắt một đánh giá toàn diện về hơn 1.500 bài báo để chắt lọc thông tin chi tiết từ 53 nghiên cứu nhằm giải quyết câu hỏi sau: Làm thế nào mà những sinh viên du học rồi trở về nước đóng góp cho sự phát triển của đất nước họ? Bài đánh giá này là bài kiểm tra chi tiết đầu tiên khi thác khía cạnh này, vạch ra tài liệu mở rộng về mối liên hệ giữa du học sinh và sự phát triển xã hội.
Tăng trưởng và đổi mới của doanh nghiệp
Những người trở về thúc đẩy các ngành công nghiệp địa phương bằng cách mang về các công nghệ và chiến lược kinh doanh mới giúp cải thiện năng suất và khả năng cạnh tranh, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi. Họ đã giúp khơi dậy các ngành công nghiệp mới và hồi sinh các ngành công nghiệp hiện có, mặc dù tác động kinh tế có thể mang tính cục bộ và khác nhau tùy theo khu vực. Ví dụ, ở Trung Quốc, những người du học trở về đã đem về những đổi mới cho các công ty công nghệ cao ở Bắc Kinh và đồng thời cũng giúp cải thiện khả năng hấp thụ công nghệ của khu vực Thượng Hải. Họ cũng góp phần thu hút các nhà đầu tư quốc tế, giúp các công ty được đảm bảo một phần vốn nước ngoài đáng kể và đạt được sự hiện diện trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, sự thành công của những đóng góp này thường phụ thuộc vào bối cảnh công nghiệp và địa lý cụ thể.
Nâng cao năng lực giáo dục đại học và nghiên cứu
Những người trở về đã góp phần cải thiện nền giáo dục địa phương bằng cách tích hợp các thông lệ quốc tế và thúc đẩy nền văn hóa tập trung vào nghiên cứu. Những nỗ lực của họ trong việc thành lập các trung tâm nghiên cứu, thúc đẩy tự do học thuật và vận động tài trợ nghiên cứu công bằng góp phần vào năng lực học thuật và nghiên cứu ở nước họ. Họ cũng cập nhật chương trình giảng dạy bằng cách giới thiệu các môn học và chương trình với những bằng cấp mới, giúp sinh viên giải quyết các vấn đề đương đại có tính chất liên quan. Tuy nhiên, sự thành công của những sáng kiến này thường phụ thuộc vào mức độ tiếp thu của các tổ chức địa phương và mức độ phù hợp với kinh nghiệm của người trở về với nhu cầu xã hội trong nước. Những thách thức, ví dụ như sự phản kháng của thể chế, nguồn lực hạn chế và rào cản văn hóa có thể cản trở việc thực hiện các thông lệ mới. Những trở ngại này đòi hỏi những người trở về phải điều hướng môi trường phức tạp để đóng góp hiệu quả vào việc chuyển đổi giáo dục.
Thúc đẩy các giá trị dân chủ
Việc thúc đẩy các giá trị dân chủ với sự tham gia của những du học sinh trở về là một trong những vấn đề có ảnh hưởng rõ ràng hơn cả, đặc biệt là ở các quốc gia đang hướng tới một xã hội cởi mở và dân chủ. Được giáo dục ở các quốc gia dân chủ, họ trở về với các giá trị tự do và thúc đẩy chúng thông qua các hoạt động công dân khác nhau. Họ sử dụng kinh nghiệm quốc tế của mình để thúc đẩy sự minh bạch, trách nhiệm, giải trình và tham gia vào quản trị. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tầm quan trọng của họ trong việc bắt đầu các cuộc đối thoại có tính chất chính trị, ảnh hưởng đến các chính sách và lồng ghép các chuẩn mực dân chủ vào văn hóa chính trị địa phương. Bằng cách vận động cải cách, những người trở về giúp lồng ghép các thông lệ dân chủ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của họ thường bị hạn chế bởi điều kiện chính trị địa phương và có thể không phải lúc nào cũng dẫn đến sự phát triển dân chủ bền vững nếu không có sự hỗ trợ mang tính hệ thống rộng lớn hơn. Bất chấp những thách thức như văn hóa địa phương cứng nhắc đòi hỏi sự phù hợp, một số người trở về vẫn cố gắng giới thiệu và nuôi dưỡng các chuẩn mực tự do, đặc biệt là trong các tổ chức lớn và lĩnh vực giáo dục, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi dân chủ của đất nước họ.
Thúc đẩy chuyển đổi xã hội
Những người trở về thường thúc đẩy sự hòa nhập và công bằng bằng cách giải quyết nhu cầu của các nhóm bị gạt ra ngoài lề theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, những người trở về đã góp phần thành lập các tổ chức phi chính phủ bảo vệ quyền phụ nữ ở Ghana, vận động cho quyền của người khuyết tật được thông qua và hỗ trợ trẻ em khuyết tật trên toàn thế giới. Những nỗ lực của họ vượt ra ngoài việc vận động; họ cũng cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thúc đẩy xây dựng hòa bình và hỗ trợ phát triển nông thôn. Tại Uganda, một du học sinh trở về đã lãnh đạo một dự án y tế công cộng lớn để ngăn ngừa lây truyền HIV từ mẹ sang con, và ở Mozambique, những người trở về đã đạt được những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực sức khỏe, môi trường và chăm sóc sức khỏe cho những người mắc bệnh lao. Tuy nhiên, những sáng kiến này thường phải đối mặt với những thách thức do các chuẩn mực xã hội cố hữu và sự phản kháng của thể chế. Bất chấp kỹ năng và quan điểm của họ, hiệu quả của những người trở về có thể bị hạn chế bởi điều kiện của địa phương, điều chống lại sự thay đổi, ảnh hưởng đến phạm vi và tính bền vững của những đóng góp của họ cho phát triển xã hội.
Rào cản đối với tác động của người trở về
Mặc dù những người trở về mang lại những kỹ năng và quan điểm quý giá, nhưng việc tái hòa nhập vào đất nước, quê hương lại đặt ra những thách thức. Các vấn đề chính bao gồm việc không công nhận bằng cấp nước ngoài, khó khăn trong việc tái hòa nhập văn hóa và sự không phù hợp giữa kỹ năng của họ với nhu cầu việc làm của địa phương. Các rào cản thể chế như sự trì trệ của bộ máy quan liêu, sự chống lại thay đổi cũng làm phức tạp thêm những đóng góp của họ. Văn hóa, chính trị, chất lượng quản trị và bối cảnh ngành công nghiệp địa phương tác động đáng kể đến hiệu quả của họ. Ở những nơi tham nhũng và gia đình trị phổ biến, những người trở về phải vật lộn để tạo ra những thay đổi và thường bị gạt ra ngoài lề trong các quy trình chính trị và hoạch định chính sách.
Khoảng trống trong tài liệu chính sách
Việc đánh giá các tài liệu làm thể hiện rõ ràng những khoảng trống trong nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu tập trung vào các quốc gia cụ thể mà thiếu đi các phân tích quốc tế rộng rãi. Họ cũng thường bỏ qua các lĩnh vực quan trọng như xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng bền vững, cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bình đẳng giới. Những hạn chế này cho thấy nhu cầu về nghiên cứu toàn diện và toàn cầu hơn để hiểu đầy đủ các tác động đa dạng của du học sinh trở về đối với sự phát triển của đất nước họ.
Các khuyến nghị chính sách để tối đa hóa tác động
Việc tích hợp các thành tựu của du học sinh trở về cần có các chính sách chiến lược. Đơn giản hóa việc công nhận bằng cấp là chìa khóa để giúp họ dễ dàng tham gia các ngành nghề. Các mạng lưới hỗ trợ có thể giúp những người trở về điều hướng thị trường việc làm địa phương và sử dụng kinh nghiệm toàn cầu của họ. Khuyến khích tinh thần kinh doanh với những hỗ trợ tài chính và tư vấn cũng có thể thúc đẩy sự đổi mới.
Các chính sách nên cho phép những sự điều chỉnh ở địa phương để sử dụng tốt hơn kỹ năng của người trở về. Ví dụ, cách tiếp cận phi tập trung của Đài Loan cho phép chính quyền địa phương điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với các kỹ năng và kinh nghiệm độc đáo của người trở về. Sự linh hoạt này giúp các khu vực tạo ra các chiến lược phù hợp với bối cảnh kinh tế và văn hóa cụ thể, giúp nâng cao tác động của người trở về đối với sự phát triển địa phương. Ngoài ra, việc thúc đẩy một nền văn hóa coi trọng sự đa dạng và đổi mới là điều cần thiết. Một nền văn hóa như vậy không chỉ chào đón mà còn chủ động tìm kiếm những quan điểm độc đáo mà những người trở về mang lại, giúp họ hòa nhập và tối đa hóa những đóng góp của họ cho sự phát triển quốc gia. Những biện pháp này có thể đảm bảo rằng kinh nghiệm toàn cầu của người trở về mang lại lợi ích cho đất nước của họ, và do đó khuếch đại tác động của giáo dục đại học quốc tế.
Kết luận
Bài đánh giá của chúng tôi cho thấy du học sinh trở về đóng một vai trò phức tạp nhưng quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Họ thúc đẩy đổi mới công nghệ và công nghiệp và thúc đẩy thay đổi xã hội bằng cách hỗ trợ các giá trị dân chủ, cải thiện giáo dục đại học và ủng hộ các hoạt động xã hội. Mặc dù tiềm năng của họ trong việc thúc đẩy phát triển bền vững là đáng kể, nhưng nó thường phụ thuộc vào điều kiện địa phương và các yếu tố thể chế. Điều này làm nổi bật nhu cầu về các can thiệp chính sách chu đáo và nghiên cứu thêm để hiểu đầy đủ và hỗ trợ những đóng góp của họ.
Để xây dựng dựa trên những phát hiện này, nhóm của chúng tôi hiện đang tiến hành một nghiên cứu toàn cầu lớn. Chúng tôi đang sử dụng dữ liệu định lượng thứ cấp và các cuộc phỏng vấn trên 70 quốc gia để đưa ra những hiểu biết mới về tác động xã hội của giáo dục đại học quốc tế.