Khoản vay trả theo thu nhập và hậu quả đối với cuộc sống của cựu sinh viên ở Anh

Claire Callender là giáo sư nghiên cứu giáo dục đại học tại Viện Giáo dục, Khoa Giáo dục và Xã hội, Đại học London, Vương quốc Anh. Email: [email protected].

Tóm tắt: Giáo dục đại học trở nên phổ biến trong bối cảnh hạn chế ngân sách công, nhiều chính phủ trên toàn cầu phải áp dụng các khoản cho vay sinh viên, chuyển gánh nặng chi phí vào sinh viên tốt nghiệp. Tuy nhiên, nhiều quan ngại về nợ nần của tân cử nhân và các hậu quả xấu về kinh tế và xã hội. Các khoản vay trả theo thu nhập sau khi tốt nghiệp được xem là một giải pháp tiềm năng do tính chất bảo vệ (thu nợ dựa theo thu nhập), và tạo ra hình ảnh công bằng. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy những đặc tính tốt đẹp đó mâu thuẫn với một số trải nghiệm chủ quan của các tân cử nhân trả nợ vay theo thu nhập.

Trên toàn thế giới, các khoản vay trả theo thu nhập sau tốt nghiệp là một giải pháp tiềm năng giúp giảm bớt căng thẳng tài chính trong khi học, do sinh viên chỉ trả nợ sau khi ra trường và dựa trên thu nhập, bảo vệ người nợ khỏi các khoản nợ đáo hạn quá cao, giảm khó khăn tài chính hoặc vi phạm chậm trả. Ngược lại, các khoản vay thông thường phổ biến trên toàn thế giới không có các biện pháp bảo vệ như vậy, các khoản đáo hạn được xác định trước bằng số tiền vay cộng với lãi suất, và phân bố theo thời gian vay.

Bài viết này đặt câu hỏi về hiệu quả của các khoản vay trả theo thu nhập trong việc bảo vệ các tân cử nhân tránh được những tác động tiêu cực của nợ, lấy vương quốc Anh làm trường hợp nghiên cứu.

Học phí và khoản vay trả theo thu nhập ở Anh

Từ những năm 1990, Vương quốc Anh phải đối mặt với thách thức cân bằng giữa chi phí mở rộng giáo dục đại học, sự công bằng và chất lượng, vào lúc những vấn đề tài chính xuất hiện do việc chuyển từ một hệ thống giáo dục đại học dành cho tầng lớp tinh hoa sang hệ thống đại học đại chúng. Năm 1990, chính phủ Anh bắt đầu cấp các khoản vay duy trì chi phí sinh hoạt của sinh viên đại học, thay cho học bổng duy trì trước đó, và chỉ cấp cho sinh viên địa phương từ năm 2006. Kể từ đó, học phí đã tăng ở hầu hết các trường đại học từ 3000 bảng lên 9250 mỗi năm – là mức học phí trung bình cao nhất trong các nước OECD.

Từ năm 2006, sinh viên sống và học tại Vương quốc Anh đều được hưởng các khoản vay trả theo thu nhập bao gồm học phí và một phần chi phí sinh hoạt, là loại trợ cấp tài chính duy nhất của chính phủ. Sinh viên bắt đầu trả khoản vay của mình sau khi tốt nghiệp và chỉ khi thu nhập của họ vượt qua ngưỡng do chính phủ quy định. Khi đó, họ sẽ trả 9% thu nhập tính từ mức vượt ngưỡng, cho đến khi trả hết khoản vay, hoặc được xoá nợ — hiện nay là sau 40 năm. Các khoản trả nợ được tự động trừ từ lương gộp thông qua hệ thống thuế. Những quy tắc này giúp bảo vệ sinh viên tốt nghiệp khỏi gánh nặng tài chính của nợ vay.

Khi học phí tăng, tỷ lệ khoản vay cũng tăng lên (95% vào năm 2020–2021) và số tiền vay trung bình (46 ngàn bảng cho những người tốt nghiệp vào năm 2022), khiến nợ sinh viên trở nên phổ biến, người nợ có các đặc tính xã hội và kinh tế đa dạng. Sinh viên tốt nghiệp mất thời gian trả nợ trung bình lâu hơn so với các đồng nghiệp khác, điều này gây hậu quả lâu dài đối với cuộc sống của họ.

Ưu điểm của các khoản vay trả theo thu nhập

Khoản vay trả theo thu nhập được xem là công bằng và được ưa chuộng hơn khoản vay trả theo thời gian hoàn nợ. Công bằng do người vay đầu tư khoản vay cho tương lai và chỉ trả nợ dựa vào kết quả của đầu tư đó. Các khoản vay theo thu nhập được coi là tiến bộ vì những người tốt nghiệp có thu nhập cao hơn sẽ trả nhiều hơn và được chính phủ trợ cấp ít hơn so với những người tốt nghiệp kiếm ít tiền hơn. Chúng cũng được coi là tích cực vì mang lại quyền đi học đại học cho đại chúng, tạo điều kiện tài chính để mở rộng giáo dục dại học.

Khoản vay theo thu nhập được các nhà chính sách ở Anh và các nước khác mô tả chủ yếu là vô hại vì được thiết kế dựa trên thu nhập và bảo vệ người nợ khỏi gánh nặng tài chính. Số tiền vay được các nhà chính sách coi là không đáng kể đối với tân cử nhân. Chính phủ thực sự khuyến khích sinh viên vay, xem là khoản đầu tư vào tiềm năng thu nhập tương lai.

Quan tâm của chính phủ tập trung hoàn toàn vào hiệu quả kinh tế và cắt giảm chi phí công, là những khoản lớn – giá trị của các khoản vay chưa được trả ở Anh dự kiến ​​sẽ đạt đến 460 tỷ bảng (theo thời giá 2021–2022) vào giữa những năm 2040.

Hậu quả kinh tế và tâm lý cá nhân của nợ vay loại này đối với cuộc sống của sinh viên tốt nghiệp vẫn chưa được tìm hiểu kỹ càng.

Nghiên cứu về ảnh hưởng của khoản vay trả theo thu nhập đối với cuộc sống của sinh viên tốt nghiệp

Khoản vay trả theo thu nhập được ưa thích hơn so với khoản vay trả theo thời gian. Tuy nhiên, hậu quả kinh tế và tâm lý cá nhân của nợ vay loại này đối với cuộc sống của sinh viên tốt nghiệp vẫn chưa được tìm hiểu kỹ càng. Phát ngôn của chính phủ và hầu hết các nghiên cứu hiện tại đều bỏ qua hiện thực của quá trình trả nợ. Các nghiên cứu hiện tại tập trung chủ yếu về kinh tế, chất lượng, và dựa vào số liệu chính ở Mỹ, không phản ánh thực trạng của Anh do sự khác biệt trong hệ thống giáo dục đại học và đặc biệt là hỗ trợ tài chính, ở Mỹ phức tạp, đa dạng, và khắc nghiệt hơn nhiều.

Các nghiên cứu khác về khoản vay trả theo thu nhập không cung cấp thông tin về trải nghiệm của sinh viên tốt nghiệp trong quá trình trả nợ. Chương trình nghiên cứu của chúng tôi bao gồm nghiên cứu định lượng và định tính nhằm bổ sung vào những khoảng trống kể trên bằng cách tìm hiểu kỹ càng ảnh hưởng của nợ vay trả theo thu nhập đối với cuộc sống, hành vi và lựa chọn của sinh viên tốt nghiệp ở Anh.

Nghiên cứu định lượng của chúng tôi cho thấy rằng các người tốt nghiệp 25 tuổi không có nợ vay sinh viên thường sở hữu nhà riêng, ít trường hợp thuê nhà hoặc sống với phụ huynh hơn so với những người tốt nghiệp có nợ vay thời sinh viên, tương tự như một số nghiên cứu ở Mỹ. Kết quả này cho thấy rằng chính sách tài trợ giáo dục đại học và nợ vay sinh viên quan trọng trong việc cấu trúc hóa các lựa chọn nhà ở của thanh niên Anh, đặt dấu chấm hỏi vào một số lợi ích tài chính của giáo dục đại học và làm nổi bật dấu hiệu nợ nần có thể duy trì những bất bình đẳng trong tài sản.

Nghiên cứu định tính của chúng tôi cung cấp những thông tin chi tiết khác. Phỏng vấn 100 cựu sinh viên, từ năm 5 đến 12 sau khi tốt nghiệp, cho thấy họ đánh giá cao tính năng bảo vệ của khoản vay trả theo thu nhập, bao gồm việc trả hàng tháng chấp nhận được và tự động trừ từ lương của họ. Nhưng những cựu sinh viên này, đặc biệt là những người có mức nợ cao, tin rằng học phí, lãi suất quá cao và số nợ phải trả là một gánh nặng – những khoản phải trả không bao giờ kết thúc.

Phân tích sâu hơn những cuộc phỏng vấn này cho thấy mối quan hệ của nhà nước với các cựu sinh viên vay nợ mang tính ràng buộc, là một vấn đề nghiêm trọng. Chính phủ coi hệ thống vay là công bằng, nhưng các cựu sinh viên cho thấy các dấu hiệu tổn thương và có phản ứng đa dạng, đôi khi nổi loạn. Một số người sử dụng biện pháp chống đỡ như tránh né hoặc cam chịu hệ thống vay cũng như những khoa ngôn chính sách. Cảm giác nợ nần tràn ngập, xu hướng nội tâm và tự trách bản thân, nhiều người trong số họ không thấy kết quả tích cực trong công việc, đặt câu hỏi về hệ thống và các lời hứa chưa được thực hiện. Hầu hết không chỉ đổ tại hệ thống và nhà nước mà còn tự trách bản thân.

Các ý kiến mô tả chính sách khoản vay trả theo thu nhập bằng những lời tích cực và vô hại, trái ngược với trải nghiệm chủ quan nợ nần của một số cựu sinh viên. Chỉ một phần nhỏ cựu sinh viên trong nghiên cứu của chúng tôi, tốt nghiệp từ 10 đến 12 năm trước, thể hiện không bị ảnh hưởng bởi các hậu quả tiêu cực của nợ nần. Hầu hết phải chịu một số hậu quả tiêu cực, dù chỉ là tối thiểu, do nợ nần. Nhưng phần lớn trải qua các tác động có hại, ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định về học tiếp, việc làm, nhà ở, lập gia đình, sức khỏe tinh thần và tài chính – một lần nữa tương tự các kết quả nghiên cứu từ Hoa Kỳ. Kết quả của chúng tôi cho thấy tính năng bảo vệ của khoản vay trả theo thu nhập đã hạn chế hậu quả tiêu cực do vay nợ đối với phần đông cựu sinh viên, nhưng lại không hiệu quả trong việc bảo vệ cho phần lớn họ kháng cự thành công những tác động tiêu cực tiềm ẩn của nợ nần.

Chúng tôi tin rằng biện pháp bảo vệ tích hợp của khoản vay trả theo thu nhập được thiết kế chủ yếu để cải thiện gánh nặng tài chính nhưng không bảo vệ tiêu cực do gánh nặng tâm lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy rõ ràng sự không hiệu quả của tính năng bảo vệ tâm lý đối với một số cựu sinh viên, gánh nặng tâm lý cũng quan trọng như gánh nặng tài chính, và sự tác động qua lại của hai gánh nặng này. Chúng hỗ tương dẫn đến việc một số người thay đổi hành vi và lựa chọn cuộc sống theo hướng tiêu cực, tiềm ẩn nguy cơ hạn chế hoài bão và giới hạn cơ hội của họ.

Nghiên cứu của chúng tôi đề xuất cần chú ý nhiều hơn đến gánh nặng tâm lý của nợ sinh viên đối với cựu sinh viên và cách nó có thể gây hậu quả tiêu cực cho cuộc sống của họ, kể cả đối với các khoản vay trả theo thu nhập. Cần thiết công nhận những hậu quả toàn diện của nợ vay sinh viên đối với cựu sinh viên, các nhà hoạch định chính sách cần nhận biết và ủng hộ một sự chuyển đổi toàn cầu trong thiết kế chính sách nhằm bảo vệ tốt hơn cựu sinh viên khỏi gánh nặng tài chính và tâm lý nợ nần.