Toàn cầu hóa ngôn ngữ và văn hóa tiếng Anh: hãy thay đổi cách dạy tiếng Anh

Gareth Humphreys là trợ lý giáo sư tại Đại học Sojo, Nhật Bản. Email: ghumphreys@m.sojo-u.ac.jp.

Tóm tắt: Toàn cầu hóa việc sử dụng tiếng Anh đã dẫn đến một sự công nhận mới về tính đa dạng trong cả việc dùng ngôn ngữ lẫn người dùng ngôn ngữ. Sự đa dạng này cho thấy cần thiết phải tách ngôn ngữ tiếng Anh ra khỏi mối liên kết truyền thống duy nhất củavới những người nói tiếng Anh bản xứ và nền văn hóa dân tộc của họ. Mọi người dùng tiếng Anh đều là người dùng hợp pháp và nền tảng văn hóa đa dạng của họ đại diện cho văn hóa sử dụng tiếng Anh. Nhu cầu trình bày rộng rãi hơn về những thay đổi này trong việc dạy tiếng Anh vẫn là cần thiết.

Mặc dù có những ngôn ngữ nói khác ở cấp độ quốc tế, nhưng hiện nay tiếng Anh có mặt ở nhiều địa điểm quốc tế hơn và được sử dụng trong các tầng lớp dân cư đa dạng hơn, và trong nhiều bối cảnh rộng hơn. Các ngôn ngữ khác có thể có nhiều người dùng hơn, chẳng hạn như tiếng Quan Thoại, nhưng điểm khác biệt ở đây là những người này thiên về là người dùng ngôn ngữ thứ nhất.

Bối cảnh ngôn ngữ và văn hóa tiếng Anh

Tuy nhiên, tiếng Anh lại có nhiều người sử dụng nó như ngôn ngữ trong giao tiếp đa văn hóa hơn. Thật vậy, ước tính có khoảng 80% giao tiếp toàn cầu bằng đến tiếng Anh giữa những người không phải là người Anh bản xứ – con số này được một số nhà nghiên cứu xem là còn thấp. Với tính toàn cầu của việc sử dụng này, thật ngạc nhiên khi người bản xứ vẫn được sử dụng làm nền tảng cho việc học, cùng với việc thực hành ngôn ngữ chuẩn và nền văn hóa các nước nói tiếng Anh, đặc biệt là Hoa Kỳ, làm nền tảng cho việc học. Theo quan điểm này, việc học tiếng Anh nên tập trung chuẩn bị cho người học trở nên gần giống người bản xứ và có quan điểm văn hóa phù hợp với các tiêu chuẩn (cảm nhận) của các xã hội nói tiếng Anh.

Quan điểm này có vấn đề bởi vì cái ý niệm cho rằng các quốc gia nói tiếng Anh là một khối thống nhất về mặt ngôn ngữ và văn hóa là không chính xác, đặc biệt là trong các xã hội đa văn hóa, những nơi có thể có môi trường rất đa dạng và đa ngôn ngữ. Mặc dù vậy, khái niệm này vẫn tồn tại trong giáo dục ngôn ngữ trên toàn thế giới về nhu cầu sử dụng tiếng Anh như người bản xứ (tưởng tượng) theo môi trường của các nước nói tiếng Anh và áp dụng quan điểm văn hóa xã hội trong nhận thức tuân thủ với các nền văn hóa cố định (tưởng tượng).

Với sự đa dạng về ngữ cảnh và số lượng người dùng không phải là người bản xứ đông hơn rất nhiều so với người bản xứ, cần phải thay thế các tiêu chuẩn và văn hóa (dân tộc) của các nước nói tiếng Anh trong giáo dục tiếng Anh để giúp học sinh nhận thức được nguồn gốc và cách thức sử dụng tiếng Anh của mình là hợp pháp. Lời kêu gọi thay đổi này không phải là mới, nhưng cũng đáng được nêu lại do còn thiếu tác động rộng rãi đến thực tiễn dạy và học. Hy vọng điều này sẽ dẫn đến một vài suy ngẫm cho các giáo viên ở những nơi khác về thực tiễn giáo dục của chính họ và thực tiễn tại nơi họ làm việc.

Giáo dục theo quy ước

Mặc dù cần có một số quy định và chuẩn mực, đặc biệt là trong giai đoạn đầu học ngôn ngữ, nhưng quan trọng là phải hướng sự chú ý của học sinh đến tính đa dạng trong việc sử dụng tiếng Anh ngoài ranh giới của ngôn ngữ tiếng Anh cố định. Trong khi một số sách giáo khoa trình bày những khái niệm rộng hơn về việc sử dụng ngôn ngữ thì “người bản ngữ” vẫn tiếp tục là trọng tâm chính. Trọng tâm này dựa trên những chuẩn mực đã được hệ thống hóa về cách sử dụng được các cơ quan thẩm quyền về ngôn ngữ truyền đạt, bao gồm các giáo trình, sách hướng dẫn ngữ pháp và khung đánh giá. Đặc biệt, các hệ thống thi quốc tế có ảnh hưởng (ví dụ TOEFL, IELTS, Toeic) tiếp tục định hình nhiều chính sách ngôn ngữ và thực tiễn giáo dục. Hơn nữa, sự tập trung này được thể hiện rõ trong quan điểm của nhiều giáo viên. Ngoài ra, các yếu tố văn hóa đặc trưng trong hầu hết các giáo trình chính thống thường chỉ giới hạn vào một số quốc gia và được thể hiện quá mức bởi các nền văn hóa Anh ngữ. Mặc dù nghiên cứu văn hóa và học tập kiến thức văn hóa có thể là một khía cạnh thú vị của giáo dục ngôn ngữ, nhưng khi nói đến việc giao tiếp liên văn hóa có dùng đến tiếng Anh, điều quan trọng là phải vượt ra ngoài ngôn ngữ đích và văn hóa đích do tính đa dạng trong cách sử dụng và giữa những người sử dụng ngôn ngữ. Nếu không, người học có thể không phát triển được tiềm lực hoặc sự tự tin rằng bản thân họ là người sử dụng tiếng Anh hợp pháp và họ, giống như mọi người dùng, đều đại diện cho những nền văn hóa sử dụng tiếng Anh.

 

Do tính đa dạng và phức tạp của việc sử dụng tiếng Anh, không thể chuẩn bị trước cho học sinh tất cả các kiến thức văn hóa và biến thể ngôn ngữ mà họ có thể gặp phải.

 

Tiếng Anh toàn cầu

Do tính đa dạng và phức tạp của việc sử dụng tiếng Anh, không thể chuẩn bị trước cho học sinh tất cả các kiến thức văn hóa và biến thể ngôn ngữ mà họ có thể gặp phải. Vì vậy, cần phải cung cấp một số hình thức giáo dục để trang bị cho họ những tình huống như vậy. Tính đa dạng trong việc sử dụng tiếng Anh được công nhận trong Tiếng Anh Toàn cầu (Global Englishes) –  một thuật ngữ chung cho tiếng Anh Thế giới – và trong tiếng Anh với tư cách là một thông ngữ (ELF – English as a Lingua Franca). Tiếng Anh Toàn cầu là một lĩnh vực nghiên cứu đã có nhằm xem xét các cách thức sử dụng đặc biệt và có thể mã hóa được ở những nơi khác nhau trên thế giới. Nó tập trung vào chuẩn hóa và quy luật, thường có trong các ngữ liệu ghi lại cách sử dụng ở các địa phương khác nhau. ELF khác với Tiếng Anh Toàn cầu ở chỗ nó tập trung vào các tương tác có liên quan đến tiếng Anh. Nó phản ánh những cách thức khác nhau mà ngôn ngữ được sử dụng để giao tiếp, với tính đa dạng và tính biến đổi khó mà lường trước, nên không tìm thấy trong các mẫu dữ liệu ngôn ngữ của ngữ liệu. ELF tập trung vào cách thức các cá nhân sử dụng nguồn tài nguyên đa ngôn ngữ và các nguồn tài nguyên khác để giao tiếp, mà trong đó tiếng Anh có thể được sử dụng làm ngôn ngữ liên lạc (mặc dù có thể không được chọn). Cơ sở của giao tiếp là dựa vào sự thích ứng, linh hoạt và điều tiết trong việc dàn xếp ý nghĩa, thay vì tuân theo những kỳ vọng nghiêm ngặt và truyền thống của những người (giả định là) nói tiếng Anh bản xứ.

Trong những năm gần đây, ELF đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu chính. Với tư cách là giáo viên dạy tiếng, chúng ta nên thích ứng việc thực hành của chính mình để phản ánh những thực tế này. Chúng ta nên cho học sinh tiếp xúc với bản chất toàn cầu của tiếng Anh và khuyến khích họ nghĩ mình là công dân đa văn hóa, tức là được kết nối với các nền văn hóa và cộng đồng khác nhau. Điều này sẽ dẫn tới phải vượt qua tâm lý chỉ chú trọng vào các chuẩn mực của người nói tiếng Anh, và phát triển cho học sinh kỹ năng có thể sử dụng các nguồn tài nguyên ngôn ngữ (và phi ngôn ngữ) khác nhau trong giao tiếp đa ngôn ngữ liên quan đến tiếng Anh. Nó cũng có nghĩa là tách tiếng Anh ra khỏi văn hóa dân tộc của các quốc gia nói tiếng Anh và giúp học sinh nhận thức mình là người sử dụng tiếng Anh hợp pháp, bất kể nền tảng văn hóa nào. Việc tách ngôn ngữ tiếng Anh khỏi các nền văn hóa Anh trong giảng dạy là điều quan trọng cho phép tất cả mọi người nói tiếng Anh học và sử dụng ngôn ngữ này theo cách phù hợp hơn và áp dụng được cho cuộc sống và bối cảnh của chính họ.

Đây là những mục tiêu thực tế. Sự quan tâm đến việc dạy Tiếng Anh Toàn cầu ngày càng tăng và sự tán thành việc giáo dục tiếng Anh theo nghĩa này cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên, có vẻ như điều này chủ yếu mới chỉ dừng ỏ việc nghiên cứu. Tác động của Tiếng Anh Toàn cầu đối với sự thay đổi giáo dục thực tế vẫn còn hạn chế và dường như khó có tiến triển lớn trên quan điểm ngôn ngữ thông thường trong chính sách ngôn ngữ và quản lý ngôn ngữ tại các tổ chức đào tạo. Quan trọng là giáo dục tiếng Anh phải nhận thức một cách rộng rãi về các vấn đề xung quanh Tiếng Anh Toàn cầu và giải quyết những điểm này trong thực tiễn giáo dục.