Tranh luận về thức tỉnh trong học thuật – điều gì có thể đưa chúng ta đi xa hơn?

Carel Stolker là một học giả pháp lý. Cho đến tháng 2 năm 2021, ông là Hiệu trưởng Đại học Leiden. Những ý kiến ​​thể hiện trong bài viết này là quan điểm cá nhân của ông. Email: c.j.j.m.stolker@leidenuniv.nl.

Tóm tắt

Cuộc tranh luận về sự thức tỉnh hiện tại có nguy cơ gây ra rạn nứt trong các cộng đồng đại học. Chúng ta có thể làm gì để tránh điều đó và có cách nào để đảm bảo rằng cuộc tranh luận này khiến chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn với tư cách là một cộng đồng thay vì yếu đi? Bài báo này trình bày một vài gợi ý từ một cựu hiệu trưởng của một trường đại học.

“Tôi không đồng tình với những gì bạn nói, nhưng tôi sẽ bảo vệ quyền được nói của bạn cho đến chết”. Những từ này thường được gán cho Voltaire. Sai, nhưng dù sao chúng cũng cho thấy nền tảng của quyền tự do ngôn luận và tự do học thuật. Tất nhiên, cái sau hạn chế hơn cái trước. Tự do học thuật luôn gắn với những điều kiện như sự liêm chính, chất lượng, sự cởi mở, sự ngụy tạo và tranh luận khoa học. Những điều kiện này phần lớn là do giới học thuật tự đặt ra để duy trì uy tín của mình, và do đó được hưởng quyền tự do này.

Không có nó, bộ máy đại học đi vào bế tắc. Trong báo cáo năm 2008 gửi cho Liên đoàn các trường đại học nghiên cứu châu Âu (LERU – League of European Research Universities), Geoffrey Boulton và Colin Lucas lập luận rằng “quyền tự do đặt câu hỏi, tranh luận, chỉ trích và nói ra sự thật trước quyền lực, dù đó là quyền lực của chính phủ, của những nhà tài trợ cho trường đại học, hoặc của những nhà quản lý – là quyền mang tính sống còn đối với trường đại học và với sự hữu dụng của nó đối với xã hội”.

Và trong Bộ Quy tắc chung để Quản trị tốt (2019), các trường đại học Hà Lan tuyên bố: “Theo truyền thống, các trường đại học đại diện cho quyền tự do tư tưởng và ngôn luận, và cho sự phát triển độc lập của giáo dục và nghiên cứu. Trường đại học là không gian, nơi mọi người được tự do đặt ra những câu hỏi bất kỳ và được tự do giải đáp. Mỗi trường đại học đều phấn đấu tạo ra một nền văn hóa trong đó mọi người cảm thấy an toàn, và một môi trường đầy cảm hứng cho phép toàn bộ cộng đồng học thuật, bao gồm cả sinh viên phát triển hết khả năng của mình”.

Trong suốt lịch sử phát triển, nền khoa học và học thuật chưa bao giờ được ban cho những điều này. Chủ đề mới nhất trong cuộc tranh luận về tự do học thuật là “sự thức tỉnh”. Thức tỉnh (Wokeness) là một khái niệm thú vị nhưng phức tạp, vẫn chưa được định hình đầy đủ; nó bắt nguồn một phần từ kết quả của phong trào Black Lives Matter. Nói một cách ngắn gọn, thức tỉnh là một phong trào phản đối toàn cầu mạnh mẽ trong xã hội và trong các trường đại học, như một phản ứng trước những bất công trong quá khứ và hiện tại, chống lại những nhóm thiểu số. Bất cứ ai nhìn nhận những bất công như vậy một cách nghiêm túc đều được đánh thức, hoặc “đã thức tỉnh”. Còn những người nhắm mắt làm ngơ trước điều đó đang tự đặt mình ra ngoài, hoặc bị gạt ra khỏi cuộc tranh luận học thuật.

Dường như không có nhiều lựa chọn ở đây. Do có liên hệ chặt chẽ với sự định danh và phân biệt chủng tộc, cuộc thảo luận nhanh chóng trở thành mang tính cá nhân, dẫn đến việc từ chối người nói hoặc phủ nhận quyền bày tỏ quan điểm của họ trong bối cảnh của trường đại học (một cách “không có nền tảng”). Cuộc tranh luận hiện tại đang có nguy cơ biến chúng ta thành kẻ treo cổ lẫn nhau: tôi đúng, còn anh sai. Chúng ta đang tự biến mình thành nạn nhân và thủ phạm, và khi làm như vậy, chúng ta đang phá hoại nền giáo dục và nghiên cứu của chính mình.

Chủ đề mới nhất trong cuộc tranh luận về tự do học thuật là “sự thức tỉnh”.

“Hãy thức tỉnh”

Và điều này lại diễn ra vào thời điểm mà thế giới cần các trường đại học của mình hơn bao giờ hết. Những vấn đề nảy sinh từ phong trào “Thức tỉnh” thường là do ngôn từ, bởi vì từ ngữ hầu như không bao giờ trung lập. Tuy nhiên, bên cạnh ngôn ngữ, còn có một phong trào hướng tới “phi thực dân hóa chương trình giảng dạy” (xem thêm Fakunle, Kalinda và Lewis, “Quốc tế hóa và phi thực dân hóa trong giáo dục đại học ở Vương quốc Anh: Chúng ta đã đạt được điều đó chưa?” trong số này). Chúng ta tự đặt ra những câu hỏi như: Sách giáo khoa của chúng ta đã đủ đa dạng chưa? Có tiếng nói nào khác ngoài tiếng nói của những nhà văn phương Tây đang chiếm ưu thế không? Có phải phần lớn các chương trình giảng dạy chỉ chú trọng đến những tác giả nam da trắng, hay cũng dành chỗ cho tác giả là phụ nữ và người da màu? Và những chủ đề nhạy cảm có thể được giảng dạy không? Ví dụ, cách tiếp cận khoa học đối với lịch sử chế độ nô lệ – một chủ đề được xem là công khai tương đối.

Chúng ta cần có những cuộc thảo luận như vậy trong cộng đồng của mình. Tự do học thuật có lẽ là chủ đề gây nhiều cảm xúc nhất trong giới học thuật. Nhưng một điều chắc chắn là nếu không có sự thảo luận căng thẳng giữa những người có quan điểm khác nhau, thì không thể có giáo dục và không có những tiến bộ trong nghiên cứu khoa học.

“Thức tỉnh” có nên trở thành một nhiệm vụ liên tục đối với tất cả mọi người trong trường đại học hay không?

Thảo luận mở là nhất thiết

Vậy giới học thuật nên giải quyết điều đó thế nào? Đây là một câu hỏi cấp thiết. Cuộc tranh luận về thức tỉnh đã lan rộng từ những nước Anglo-Saxon đến các trường đại học trên lục địa châu Âu, mà không có định hướng rõ ràng. Nó đã trở thành một đề tài cho những ngành học mang tính truyền thống trong nhiều trường đại học và nhiều chương trình đào tạo. Ở đây ban giám hiệu và bộ máy quản trị của trường đại học có vai trò lãnh đạo quan trọng. Đó không phải là một vai trò dễ dàng, nhưng như chúng ta đều biết, một trường đại học dễ quản trị thì không phải là trường đại học (Boulton & Lucas, 2008). Giảng viên và sinh viên cũng đóng một vai trò quan trọng. Thách thức là làm thế nào để chúng ta đối xử với nhau một cách tôn trọng mà cuộc tranh luận không vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

Dưới đây là năm gợi ý bên lề (ở đây tôi cũng nhận thấy mình như là một hiệu trưởng đại học danh dự):

  • Các cộng đồng học thuật không nên chờ đến khi cảm xúc lên đến cao trào mà cần chủ động bắt đầu cuộc thảo luận cởi mở về sự thức tỉnh, và dành cho các bên không gian. Nếu giới học thuật chúng ta không thảo luận được theo cách đó, thì làm sao chúng ta có thể mong đợi điều đó từ những người khác trong xã hội? Hãy để trường đại học làm gương cho thế giới.
  • Cũng nên thu hút sinh viên năm nhất tham gia thảo luận về những lĩnh vực có tính quốc tế và đa văn hóa mạnh mẽ, và cuộc trò chuyện này nên có ngay trong những tuần đầu tiên của chương trình học tập.
  • Các trường đại học ngày nay có cộng đồng sinh viên đến từ khắp nơi trên thế giới và nhiều trường cũng đã trở thành trường đại học toàn cầu. Thậm chí một số sinh viên và giảng viên đến từ những quốc gia đang có chiến tranh với nhau. Toàn cầu hóa giáo dục đại học là một lợi ích to lớn, đồng thời là sức ép đối với tham vọng tạo ra một cộng đồng đại học. Do đó, sinh viên và giảng viên có quyền mong đợi các thành viên trong cộng đồng nhận thức được lịch sử, văn hóa và bản sắc khác nhau của chính họ.
  • Các trường đại học là nơi dành cho những điều mới mẻ, gây tranh cãi, gây lo ngại và khác thường. Do đó, hãy cân nhắc hết sức thận trọng khi đưa ra lệnh cấm những diễn giả do sinh viên mời. Và nếu tên trường đại học thực sự có nguy cơ bị lạm dụng, hãy chuyển bài nói chuyện từ giảng đường sang một không gian mà sinh viên có tiếng nói của riêng mình như hội sinh viên hoặc những hội đoàn xã hội khác (như Timothy Garton Ash đã từng đề xuất).
  • Và cuối cùng, liên quan đến chủ đề phi thực dân hóa các chương trình giảng dạy, hãy làm sao để các cuộc thảo luận không tập trung vào việc loại bỏ những quan điểm, sự hiểu biết và lập luận “cũ” hoặc có thể “lỗi thời”. Ngoài ra, cũng cần cân nhắc có nên đưa thêm những quan điểm mới vào cuộc thảo luận hay không, vì cách tiếp cận đó chưa chắc hiệu quả hơn. Lịch sử khoa học cho thấy rằng cuối cùng trọng lượng riêng của những quan điểm, sự hiểu biết và lập luận, cũ và mới, sẽ quyết định điều gì sẽ thúc đẩy khoa học và học thuật và điều gì sẽ có tác dụng ngược lại.