Quốc tế hóa trong nước: nắm bắt thời cơ

Madeleine F. Greene là thành viên cấp cao của Hiệp hội Quốc tế các trường đại học và là chủ tịch hội đồng quản trị của Chương trình trao đổi sinh viên quốc tế (ISEP).

Tóm tắt: Một trong những câu hỏi chính trong những cuộc tranh luận đang diễn ra về hình thức của giáo dục đại học sau COVID-19 là liệu đại dịch có cung cấp năng lượng mới và tư duy mới để quốc tế hóa trong nước (IaH) hay không. Để IaH cất cánh sẽ cần nắm bắt thời điểm, tạo mới ngôn ngữ và ý thức mới về mục đích, cũng như cam kết và sự lãnh đạo ở nhiều cấp của tổ chức.

Khi các học giả và các nhà thực hành suy nghĩ về tương lai của quốc tế hóa, một câu hỏi chính đặt ra là liệu đại dịch có mang lại năng lượng mới cho quá trình quốc tế hóa trong nước (internationalization at home – IaH) hay không, đặc biệt khi sự dịch chuyển sẽ bị hạn chế trong tương lai gần. Liệu tình trạng xáo trộn này có thúc đẩy các tổ chức giáo dục tập trung sự chú ý của họ vào những lợi ích văn hóa xã hội và học thuật của IaH và khám phá lại những giá trị và nguyên tắc cơ bản của quốc tế hóa từng bị lu mờ bởi các khía cạnh kinh tế hay không? Liệu lợi ích của việc tăng cường cơ hội tiếp cận học tập toàn cầu, giảm lượng khí thải carbon và giảm bớt chảy máu chất xám có tạo thành động lực mới cho IaH hay không? Giáo dục đại học có thể hình dung một cách tiếp cận tích hợp, thay vì cách chọn “một trong hai”, đối với IaH và du học hay không? Nhiều trường đại học đã chú ý đến việc triển khai IaH. Như sẽ được trình bày dưới đây, để IaH có thể cất cánh, cần phải có một số điều kiện.

Tận dụng thời điểm

Thông thường, một cảm giác cấp bách là cần thiết để tạo ra năng lượng cho những thay đổi quan trọng. Áp lực như vậy thường là kết quả của một ngoại lực hoặc một số hoàn cảnh, như khủng hoảng ngân sách, những thay đổi trong chính sách của chính phủ và hiện nay là COVID-19. Mặc dù cho đến nay IaH đã từ từ chuyển động ở hầu hết các trường đại học, hiện đang có một cơ hội để chuyển sự chú ý của các trường sang IaH. Nếu trong tương lai gần sinh viên không đi du học, liệu có những cách khác để họ phát triển kiến thức và kỹ năng toàn cầu không? Một sự thay đổi được tạo ra trong nước chẳng hạn như IaH thường bắt đầu từ nhận thức rằng một điều gì đó đang trì trệ (một vấn đề) hoặc ít nhất nó có thể hoạt động tốt hơn rất nhiều (một cơ hội). IaH vừa là giải pháp cho một vấn đề (nhu cầu cung cấp cho sinh viên kiến thức toàn cầu lớn hơn và kỹ năng đa văn hóa), vừa là cơ hội (để đạt được tỷ lệ sinh viên, giảng viên và nhân viên lớn hơn nhiều). Bước đầu tiên đối với các nhà lãnh đạo thay đổi là nắm bắt thời điểm để phát triển sự thừa nhận và định nghĩa chung về vấn đề và về cơ hội mà hoàn cảnh hiện tại tạo ra để giải quyết vấn đề đó. Điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải cung cấp tầm nhìn cho IaH, khởi xướng sự trao đổi và khuyến khích những cuộc thảo luận đa dạng giữa các giảng viên, thường ở cấp bộ phận và cấp chương trình. Những cuộc bàn luận này sẽ dẫn đến sự thống nhất về bản chất của vấn đề, mục tiêu chung và chiến lược hành động.

Giới hạn thảo luận: là kết quả, không phải là phương tiện

Một chủ đề của tranh luận về quốc tế hóa hiện nay là quốc tế hóa không phải là một kết quả tự thân. Thay vì thế, nó là phương tiện để thúc đẩy xa hơn những mục tiêu thể chế và xã hội – là nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu, bồi dưỡng công dân có học thức và giải quyết những vấn đề địa phương và thế giới. Giới hạn sự thảo luận về quốc tế hóa từ khía cạnh mục tiêu thay vì quy trình cần tập trung vào IaH như một phương pháp luận chính để thúc đẩy việc học tập toàn cầu. Điều này sẽ giảm bớt sự đối lập giữa IaH và đặc tính dịch chuyển, cho phép cách tiếp cận “cả hai” thay vì “một trong hai”. Bất kỳ sự thay đổi tư duy nào như vậy cũng không bao giờ dễ dàng, và để điều này trở thành hiện thực đòi hỏi sự lãnh đạo tinh tế của các chuyên gia quốc tế hóa và sự ủng hộ rõ ràng đối với IaH từ các giảng viên.

Lãnh đạo ở nhiều cấp độ

Những thay đổi lâu dài trong học tập đòi hỏi những giảng viên lãnh đạo mạnh mẽ cũng như những tuyên bố và hành động ủng hộ mạnh mẽ từ cấp trên. Chú trọng nhiều hơn vào IaH đòi hỏi cách suy nghĩ mới về những gì sinh viên cần học và những gì diễn ra trong lớp học của từng giảnh viên. Những mệnh lệnh hành chính có thể giúp đạt được sự tuân thủ ở mức độ nào đó, nhưng hiếm khi tạo ra sự thay đổi trong suy nghĩ hoặc niềm tin rằng cách tiếp cận mới là bất cứ điều gì ngoại trừ một xu thế nhất thời. Tương tự như vậy, nếu chỉ được hỗ trợ bởi một số ít giảng viên nhiệt tình, sự thay đổi rất khó lan truyền vì không đủ lực kéo. Giảng viên cần được khuyến khích bởi sự hỗ trợ, nguồn lực và những thay đổi về chính sách mà các nhà quản trị có thể cung cấp. Tóm lại, một khóa học khởi động về IaH phải được trình bày bởi một nhóm giảng viên lãnh đạo hiệu quả, những người được nhà trường hỗ trợ mạnh mẽ.

Hành động tập thể và cá nhân

Những lỗ hổng silo (giới nội) khét tiếng trong môi trường học thuật và việc thiếu quyền sở hữu tập thể đối với chương trình giảng dạy, đôi khi ngay cả trong các phòng ban học thuật, đã dẫn đến một thực tế là ở nhiều cơ sở, một chương trình giảng dạy không lớn hơn tổng các phần của nó. Các giảnh viên giữ riêng các khóa học của họ và các khoa thông thường cung cấp chương trình theo một thứ tự thực hiện mà sinh viên luôn phải dựa vào những kiến thức có trước đó và kết nối các khái niệm từ khóa học này sang khóa học khác.

Cũng giống như việc một chương trình giảng dạy rời rạc phần lớn là do thiếu quyền sở hữu tập thể, việc IaH không thể tích hợp một cách có hệ thống vào chương trình giảng dạy và cuộc sống trong khuôn viên trường có thể chủ yếu là do thiếu hành động tập thể. Quốc tế hóa các khóa học cụ thể chắc chắn là một ý tưởng tốt, nhưng điều đó không đảm bảo rằng sinh viên sẽ đạt được kiến thức toàn cầu hoặc những kỹ năng liên văn hóa trong suốt quá trình học của họ. Tương tự, một số ít những dự án nghiên cứu quốc tế sẽ nâng cao chất lượng của những nỗ lực cụ thể đó, nhưng nhiều khả năng sẽ không tạo được ảnh hưởng đến những nỗ lực khác.

Để thực hiện những thay đổi trong chương trình giảng dạy và chương trình ngoại khóa cho IaH, cần xem xét tổng thể các chương trình giảng dạy hiện tại và đời sống trong khuôn viên trường, phát triển ý thức chung về mục tiêu và phương hướng, đồng thời thống nhất một hướng hành động chung với những điểm tương đồng rộng rãi và cùng lúc cho phép mỗi thành viên giảng viên và quản trị viên đạt được những mục tiêu đó theo cách tự chủ.

Trong một thế giới bị điều khiển bởi COVID-19, bởi sự bất bình đẳng nguy hiểm, bởi chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bài ngoại ngày càng gia tăng, các tổ chức giáo dục cần là, và cần được nhìn nhận là những ngọn hải đăng của sự tiến bộ và hy vọng.

Một chương trình tích cực

Hầu hết các cơ sở giáo dục đều mong muốn đào tạo ra những sinh viên tốt nghiệp có năng lực và tri thức toàn cầu — một mục tiêu có tiếng vang, đặc biệt trong thời nay. Trong một thế giới bị điều khiển bởi COVID-19, bởi sự bất bình đẳng nguy hiểm, bởi chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bài ngoại ngày càng gia tăng, các tổ chức giáo dục cần là, và cần được nhìn nhận là những ngọn hải đăng của sự tiến bộ và hy vọng. Đại dịch đem đến một cơ hội cho các tổ chức giáo dục, các giảng viên và quản trị viên của họ để tuyên bố mạnh mẽ với sinh viên và công chúng về giá trị và những đóng góp của họ cho xã hội. IaH đại diện cho một chiến lược quan trọng để đưa ra tuyên bố như vậy và có tiềm năng thu hút sự ủng hộ rộng rãi.

Mặc dù COVID-19 có thể mở ra một cơ hội cho IaH, nếu không nắm bắt được thời điểm, ngôn ngữ mới và ý thức về mục đích, cũng như cam kết và lãnh đạo ở nhiều cấp thể chế, tiến độ có thể tiếp tục chậm và IaH sẽ vẫn là ưu tiên thấp. Đó là một sự thay đổi đầy tham vọng, đòi hỏi nhiều giảng viên phải có cách suy nghĩ khác về ngành học và khóa học của họ, và đòi hỏi các nhà quản trị phát triển một hệ quy chiếu khác cho hoạt động của các tổ chức và mối liên hệ giữa IaH và đặc thù dịch chuyển. Thách thức là rất lớn, nhưng đây là cơ hội để nắm lấy.