Holliday là Phó Chủ tịch và Phó Hiệu trưởng (về dạy và học), Đại học Hồng Kông. E-mail: ian.holliday @ hku.hk. Gerard A. Postiglione là Giáo sư chủ nhiệm môn (đã nghỉ hưu) và là Điều phối viên của Hiệp hội nghiên cứu giáo dục đại học ở châu Á, Đại học Hồng Kông. E-mail: gerry@hku.hk.
Tóm tắt: Các trường đại học trên thế giới phản ứng trước COVID-19 theo những cách khác nhau. Hồng Kông, nằm gần nơi virus bắt nguồn, đã có phẩn ứng rất nhanh chóng. Việc dạy và học nhanh chóng chuyển thành trực tuyến và các trường đại học đối phó với những thách thức trong việc duy trì chất lượng giảng dạy. Bên cạnh những nhược điểm không thể tránh khỏi phát sinh từ việc tái thiết thời gian thực của giáo dục đại học, những khía cạnh bất ngờ cũng được ghi nhận. Rút ra những bài học từ học kỳ bất thường nhất này sẽ là một nhiệm vụ quan trọng khi các trường trở lại hoạt động bình thường.
Các trường đại học trên thế giới phản ứng trước COVID-19 theo những cách khác nhau. Hồng Kông, nằm gần nơi virus bắt nguồn, đã nhanh chóng phản ứng. Thành phố này đã học được những bài học hữu ích vào năm 2003, khi ở trung tâm của dịch SARS, và một lần nữa vào cuối năm 2019, khi các cuộc biểu tình chống chính phủ nhấn chìm các trường đại học và các lớp học chuyển sang trực tuyến. Trong bức tranh toàn cầu, Hồng Kông là một trong những khu vực tự trị có hiệu quả tốt hơn trong việc hạn chế lây nhiễm COVID-19 và tử vong.
Theo sau cơn bão
Phong trào phản kháng diễn ra vào mùa thu 2019 ở Hồng Kông dẫn đến việc các trường đại học kết thúc học kỳ đầu tiên theo hình thức trực tuyến. Kinh nghiệm đầu tiên này khá vụng về. Các giáo sư chật vật thực hiện những công việc như nắm bắt bài giảng, tải tài liệu lên mạng, dẫn dắt thảo luận trực tuyến và phòng trò chuyện ảo. Khó khăn hơn nữa là việc chuyển sang đánh giá trực tuyến với thời gian hướng dẫn chỉ từ hai đến ba tuần. Không ai có thể tuyên bố rằng mọi thứ đã diễn ra suôn sẻ trong những tuần hỗn loạn đó.
Đối phó với COVID-19 cũng rất phức tạp. Đại dịch bùng phát vào nửa cuối tháng giêng, khi chỉ còn vài ngày hoặc nhiều nhất là vài tuần trước khi học kỳ mới bắt đầu. Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, trùng với tuần cuối cùng của tháng giêng, vừa là một sự may mắn vừa là một trở ngại. Nó cho các trường đại học một ít thời gian để lấy hơi. Điều đó cũng có nghĩa là nhiều sinh viên đã rời Hồng Kông hoặc trở về Trung Quốc hoặc đến các nước khác. Khi kỳ nghỉ kết thúc và virus bùng phát, một số sinh viên đã không quay lại hoặc không thể. Trước khi chính phủ đóng cửa biên giới với những người không phải là cư dân Hồng Kông, các trường đại học đã bố trí các cơ sở kiểm dịch để xét nghiệm cho những sinh viên quay lại.
Chuyên môn, tự chủ và hành động
Một số trường đại học nhanh chóng trở nên có ảnh hưởng trong việc kiểm soát sự lây lan của virus. Khoa Y Li Ka Shing tại Đại học Hồng Kông đã phát triển bộ xét nghiệm nhanh cho COVID-19, và bộ xét nghiệm này đã được áp dụng trên toàn thế giới. Trong việc định hình những phản ứng rộng hơn, phần lớn các trường đại học Hồng Kông không bị ảnh hưởng bởi sự quan liêu của chính phủ nhờ có mức độ tự chủ cao. Do đó, họ có thể hành động nhanh chóng để duy trì việc hướng dẫn, nghiên cứu và trao đổi kiến thức. Tuy nhiên, chính phủ đã tạo ra một chính sách khung. Cụ thể, những quyết định của chính phủ đóng cửa tất cả các trường, ban đầu trong một vài tuần và sau đó trong ba tháng từ giữa tháng giêng đến giữa tháng 4 đã tạo ra một bối cảnh chính sách mà các trường đại học buộc phải tuân thủ.
Mỗi trường đại học công lập lớn đều có một lực lượng đặc biệt bao gồm từ các quản lý cấp cao đến các hiệu trưởng phụ trách các vấn đề chính yếu – được thành lập đầu tiên vào cuối năm 2019 để đối phó với các cuộc biểu tình của sinh viên. Đầu năm 2020, những nhóm nòng cốt này có rất ít sự thay đổi về nhân sự khi bắt tay vào hành động để giải quyết những thách thức hàng ngày của COVID-19.
Thử thách lớn nhất
Ngay từ đầu, thử thách lớn nhất là duy trì chất lượng giảng dạy. Trường Đại học Hồng Kông phải duy trì các khóa học cho 30 ngàn sinh viên từ 100 khu vực pháp lý. Trường phải quản lý những vấn đề cấp bách đảm bảo việc truy cập trực tuyến ở nhiều nơi trên thế giới. Trường phải phản ứng trước những vấn đề thâm nhập Internet cơ bản, đặc biệt là khi trường yêu cầu sinh viên xem và tải xuống các tệp tài liệu khóa học khá lớn.
Như ở hầu hết các trường đại học lớn, chỉ một tỷ lệ nhỏ giảng viên trước đây đã thực hiện các khóa học trực tuyến. Một số ít giảng viên từng xây dựng MOOC thích nghi với tình huống này tốt hơn, nhưng họ chỉ là thiểu số. Hầu hết giảng viên đều quen hướng dẫn những lớp học trực tiếp, với sự hỗ trợ của một trang web vừa lưu trữ tài liệu khóa học, video và các bản thuyết trình PowerPoint (PPT), vừa cung cấp một phòng trò chuyện và cho phép người học nộp bài làm. Đại dịch đã dẫn đến việc giảng viên nhanh chóng tham gia hoàn toàn vào giáo dục trực tuyến, một cách miễn cưỡng hoặc nhiệt tình. Vẫn có chút ít kháng cự, và thậm chí những người nhiệt tình nhất cũng nhận ra rằng giảng dạy hoàn toàn trực tuyến toàn bộ một học kỳ, không có mặt-đối-mặt sẽ tạo ra thách thức khá lớn. Những chỉ số cho thấy rằng sinh viên tham gia lớp học trực tuyến cũng đầy đủ như các lớp trực tiếp. Tuy nhiên, giảng dạy trực tuyến đòi hỏi nhiều kế hoạch và cần được theo dõi sát sao hơn.
Để hỗ trợ giảng viên thực hiện các lớp học trực tuyến, Đại học Hồng Kông đã tổ chức một loạt các hội thảo trực tuyến. Trường cũng cung cấp các dịch vụ xử lý sự cố theo yêu cầu, sử dụng những chuyên gia trong khu vực có thể tiếp cận được thông qua WhatsApp trước và sau đó qua Zoom. Trường thực hiện những video ngắn hướng dẫn xử lý một loạt các vấn đề cơ bản. Trường thường xuyên gửi số lượng lớn e-mail cho tất cả các giảng viên để cập nhật diễn biến tình hình cho họ. Để hỗ trợ sinh viên, trường thường xuyên gửi hàng loạt e-mail và duy trì những tài khoản e-mail mà qua đó sinh viên có thể nhận được phản hồi về những vấn đề họ quan tâm theo thời gian thực. Duy trì đường truyền tốt là điều cần thiết trong suốt cuộc khủng hoảng.
Một số trường đại học ở Hồng Kông vẫn duy trì hoạt động giảng dạy tại trường, với điều kiện đảm bảo yêu cầu giãn cách. Đại học Hồng Kông xác định những môn học trong chương trình đào tạo cần giảng dạy trực tiếp trong các phòng thí nghiệm, phòng thu tại trường, và những môn thực hành khác, và lập thời khóa biểu cho phép sinh viên năm cuối đến trường học những môn này theo các nhóm nhỏ và tốt nghiệp đúng thời gian.
Riêng hoạt động đánh giá chưa có cách đối phó đầy đủ. Những điều chỉnh ngắn hạn được thông qua vào cuối học kỳ đầu tiên ở Hồng Kông không hoàn toàn thành công và cả giảng viên lẫn sinh viên đều mất niềm tin vào hệ thống đánh giá. Trong học kỳ thứ hai, các trường đại học đã chuẩn bị tốt hơn, nhưng vẫn chưa hoàn toàn đầy đủ. Thi vấn đáp sẽ thay thế nhiều bài thi viết và loại bài kiểm tra sẽ được đa dạng hóa đáng kể.
Đặt câu hỏi trong một lớp học trực tiếp khó hơn là đặt câu hỏi trực tuyến hoặc bằng tin nhắn. Báo cáo cho thấy nhiều giảng viên và sinh viên hơn tham gia vào các lớp hướng dẫn qua Zoom, một trong số nhỏ những khía cạnh tích cực mới xuất hiện. Sự tin tưởng là quan trọng bởi vì giảng viên phải tin rằng sinh viên thực sự đang trực tuyến phía sau những chỉ số điện tử thể hiện số người tham gia, mặc dù các vấn đề tương tự cũng phát sinh trong giảng dạy trực tiếp.
Với việc hủy bỏ trên toàn thế giới các hội nghị học thuật, các chương trình chủ đề và các cuộc họp ở nước ngoài khác, thời gian làm việc được sắp xếp lại. Các cuộc họp công việc được tiến hành trực tuyến. Giảng viên và sinh viên tiết kiệm được thời gian đi lại. Nhưng ở Hồng Kông làm việc tại nhà là một vấn đề khác, vì hầu hết sinh viên địa phương đều chia sẻ chỗ ở nhỏ hẹp không có không gian riêng cho học tập. Vì lý do này, các trường đại học vẫn mở cửa các thư viện và khu vực học tập chung suốt giai đoạn khẩn cấp, với sự khuyến cáo sinh viên thực hiện các biện pháp vệ sinh và an toàn sức khỏe khi đến đây.
Những tiêu cực khó tránh khỏi, và những khía cạnh tích cực bất ngờ
Không ai hoài nghi về những mặt tiêu cực của học kỳ giảng dạy và học tập trực tuyến này. Sinh viên chỉ có một phần cuộc sống đại học, nhiều người cảm thấy cô đơn, mất động lực và bị tách rời. Số lượng vị trí thực tập lâm sàng và nội trú bị cắt giảm. Các chương trình trao đổi sinh viên bị giới hạn. Ngay cả những người nhiệt tình ủng hộ học tập trực tuyến cũng khao khát được thấy những hoạt động và sự sống động trở lại trong khuôn viên trường. Rất khó duy trì các dự án nghiên cứu, đặc biệt là những dự án phụ thuộc vào nghiên cứu thực địa. Mọi hoạt động liên kết với cộng đồng, với các tổ chức khác và với thế giới rộng lớn hơn đều bị thiệt hại.
Sinh viên chỉ có một phần cuộc sống đại học, nhiều người cảm thấy cô đơn, mất động lực và bị tách rời. |
Những mặt tích cực, có lẽ khó thấy hơn nhưng vẫn hữu hình, được ghi nhận trước hết là cách thức mới trong hoạt động dạy và học trong học kỳ bất thường nhất này. Điều này không phải để tranh luận rằng giáo dục đại học sẽ chuyển đổi. Nó sẽ không chuyển đổi. Tuy nhiên, giờ đây nhiều trường đã có một nền tảng để đối thoại về những cách thức dạy và học mới và các nhà quản lý cấp cao có cơ hội xem xét điều đó. Tương tự, vào thời điểm xét duyệt ngân sách cho các doanh nghiệp, các chính phủ có thể cân nhắc việc tài trợ cho các trường đại học để nghiên cứu những hình thức giáo dục mới cho sinh viên. Mặc dù không thể bỏ qua một thực tế là đại dịch toàn cầu đã gây tổn thất cho các trường đại học ở khắp mọi nơi, nhưng nó cũng đã giúp đa dạng hóa các kinh nghiệm thực hành giáo dục. Rút ra những bài học từ đó sẽ là nhiệm vụ chính khi các trường trở lại hoạt động bình thường.