Quốc tế hóa bất đắc dĩ trong giáo dục đại học

Hakan Ergin làm Nghiên cứu sau Tiến sĩ tại Trung tâm Giáo dục Đại học Quốc tế (CIHE), Đại học Boston, Hoa Kỳ. E-mail: hakan.ergin1@yahoo.com. Hans de Wit là Giám đốc CIHE. E-mail: dewitj@bc.edu. Betty Leask là Giáo sư danh dự về quốc tế hóa tại Đại học La Trobe, Melbourne, Úc và là Giáo sư thỉnh giảng tại CIHE. E-mail: leaskb@bc.edu.

Thế giới ngày nay đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng di cư bất đắc dĩ mang tính nghiêm trọng. Báo cáo xu hướng toàn cầu hàng năm gần đâycủa Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) chỉ ra rằng cứ hai giây lại có mộtngười trở thành người di cư bất đắc dĩ.Số người di cư bất đắc dĩ trên toàn thế giới hiện nay là 68,5 triệu, bao gồm cả những học giả có tiếng cũng như những sinh viên đại học và sau đại học bị gián đoạn học tập vì những sức ép ngoài tầm kiểm soát của họ.Họ đang gõ cửa các trường đại học khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới.Một số người được chú ý đến, số khác bị bỏ qua.Các chính phủ và các trường đại học cần nhớ rằng trong quá khứ, lực lượng học giả và sinh viên di cư bắt buộc đã góp phần đáng kể cho nghiên cứu, phát triển và chất lượng của các cơ sở giáo dục, như trường hợp các học giả Do Thái trốn chạy sang Hoa Kỳ để thoát khỏi nước Đức Quốc xã.

Báo cáo gần đây của UNHC Bị bỏ lại phía sau: Giáo dục cho người tị nạn trong cơn khủng hoảng, cho thấy tỷ lệ thanh niên tị nạn học đại học chỉ chiếm 1%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nhập học toàn cầu trong giáo dục đại học là 36%. Điều rất đáng thất vọng là chính phủ các quốc gia và các trường đại học đã không hành động nhanh chóng hơn để hỗ trợ cho đông đảo người di trú được tiếp cận giáo dục – theo Điều 26 của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền – bằng cách đó công nhận đây là quyền con người. Đã có một số nỗ lực đầy hứa hẹn, nhưng những nỗ lực này chưa được trải đều giữa các nước phát triển và đang phát triển. Theo Báo cáo xu hướng toàn cầu hàng năm của UNHCR, 85% người tị nạn dưới quyền ủy trị của UNHCR, những người buộc phải rời bỏ đất nước vì xung đột, bạo lực, hoặc bắt bớ,được các nước đang phát triển tiếp nhận. Những thách thức mà các quốc gia này phải đối mặt trong việc giải quyết vấn đề mang tính toàn cầu ngay ngưỡng cửa nhà của họ đòi hỏi nhiều sự quan tâm hơn, như trường hợp minh họa của Thổ Nhĩ Kỳ sau đây.

Người tị nạn Syria trong các trường đại học Thổ Nhĩ Kỳ

Hiện tại,Thổ Nhĩ Kỳ có hơn 3,6 triệu người tị nạn Syria, nhiều nhất trong số các quốc gia tiếp nhận người tị nạn.Vì chiến tranh ở Syria vẫn đang tiếp diễn, và người tị nạn Syria dự kiến sẽ tiếp tục đến trong một thời gian dài nữa, nên chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tái định vị chính mình bằng chiến lược quốc tế hóa ba chức năng của các trường đại học Thổ Nhĩ Kỳ.

Để giúp người tị nạn Syria tiếp cận các trường đại học với tư cách là sinh viên, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã cải cách chính sách nhập học và tài chính. Các trường đại được yêu cầu chấp nhận những người tị nạn Syria không có giấy tờ xác nhận trình độ học tập trước đây của họ như những “sinh viên đặc biệt”, còn những người có đủ giấy tờ xác nhận là “sinh viên bình thường”. Ngoài ra, 8 trường đại học ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, gần biên giới Syria, đã triển khai các chương trình giảng dạy bằng tiếng Ả Rập.Các chính sách tài chính được thay đổi để cấp học bổng chính phủ cho sinh viên tị nạn người Syria và họ được miễn những loại phí mà sinh viên quốc tế khác phải trả.Kết quả là số lượng sinh viên Syria đăng ký vào các trường đại học ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng ấn tượng, từ 608 năm 2011 lên đến 20701 vào năm 2018 – theo báo cáo của Hội đồng Giáo dục Đại học (CoHE).

Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ có hơn 3,6 triệu người tị nạn Syria, nhiều nhất trong số các quốc gia tiếp nhận người tị nạn.

Những nỗ lực quốc tế hóa có tính chiến lược của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhắm đến giới học giả tiềm năng trong những người tị nạn Syria.Năm 2016, một cơ sở dữ liệu trực tuyến dành cho giới học thuật quốc tế được thiết lập để thu thập lý lịch khoa học.Kết quả là số lượng học giả người Syria làm việc ở Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên.TheoCoHE, số lượng giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu đã tăng từ 292 lên tới 348 trong 3 năm qua.Ngoài ra, cũng trong khoảng thời gian đó, các chương trình đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ đã tiếp nhận lần lượt 1492 và 404 sinh viên là người tị nạn Syria.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đưa ra chiến lược quốc tế hóa chức năng dịch vụ công của các trường đại học để đảm bảo rằng người tị nạn Syria, dù không phải là sinh viên hay học giả tiềm năng, vẫn có thể tiếp cận các Trường Đại học Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này dẫn tới một số Trường Đại học Thổ Nhĩ Kỳ có khá nhiều dịch vụ miễn phí cho người tị nạn Syria.Những dịch vụ này gồm các khóa học tiếng Thổ miễn phí, dịch vụ y tế, hỗ trợ tâm lý, và thông tin hội thảo về những chủ đề quan trọng như chăm sóc trẻ, quyền lợi hợp pháp của người tị nạn và công ăn việc làm.

Quốc tế hóa bất đắc dĩ

Ví dụ trên đây minh họa cho một hiện tượng mới nổi, được gọi là quốc tế hóa bất đắc dĩ.Những cải cách nói trên ở Thổ Nhĩ Kỳ vừa tạo điều kiện cho người di cư bất đắc dĩ tiếp cận nền giáo dục đại học vừa quốc tế hóa các chính sách và chức năng của các trường đại học.Vậy, đặc điểm chính của quốc tế hóa bất đắc dĩ là gì?Và nó gợi ý gì cho tương lai?

Vẫn phù hợp với định nghĩa hiện nay về quốc tế hóa giáo dục đại học, quốc tế hóa bất đắc dĩ có chủ đích, có chiến lược và tập trung vào ba chức năng cốt lõi của trường đại học: giảng dạy, nghiên cứu và dịch vụ.Tuy nhiên, có thể thấy những điểm khác biệt.Đó là hành động phản ứng trước cuộc khủng hoảng ngay trước thềm nhà – trong trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ, là cuộc di cư bất đắc dĩ của hàng triệu người Syria, nhiều người trong số đó nhìn thấy ở giáo dục đại học một con đường dẫn đến cuộc sống tốt hơn, như sinh viên, học giả, và/hoặc những người được hưởng dịch vụ công cộng. Trong khi trước đây quốc tế hóa giáo dục đại học chủ yếu là tự nguyện và là một phần chính sách đã được cân nhắc cẩn thận của các trường (và của chính phủ trong một số trường hợp), thì hiện tại hình thức quốc tế hóa mới xuất hiện này lại là “bất đắc dĩ”.

Về mặt học thuật, sự đa dạng và nguồn lợi chất xám mà người tị nạn mang đến sẽ nâng cao được chất lượng học tập, giảng dạy và nghiên cứu, giống như các hình thức quốc tế hóa khác.Về mặt kinh tế, mặc dù quốc tế hóa bắt đắc dĩ không phải là nguồn tạo ra thu nhập trong thời gian ngắn hạn, nhưng lịch sử cho thấy,về lâu dài, những đóng góp đổi mới và kinh doanh mà những người di cư lành nghề mang lại cho các tổ chức và cho đất nước thực sự đáng kể.Về mặt xã hội và văn hóa, những người di cư bất đắc dĩ có khả năng làm cho nước chủ nhà giàu hơn và mạnh hơn.Về mặt chính trị, quốc tế hóa bất đắc dĩ là một khoản đầu tư quyền lực mềm,có thể dẫn đến sự cải thiện quan hệ ngoại giao trong tương lai giữa nước sở tại và quê hương của người di cư bất đắc dĩ.

Ngoài bốn lý do truyền thống để quốc tế hóa, quốc tế hóa bất đắc dĩ còn cho thấy một lý do mới – đó là “lý do nhân đạo” do Streitwieser và các đồng nghiệp đề xuất vào năm 2018. Lý do cơ bản này công nhậngiáo dục đại học là một dịch vụ công ở cấp cá nhân (phục vụ lợi ích của những cá nhân đang gặp khó khăn), ở cấp quốc gia (phục vụ lợi ích xã hội và cộng đồng trong phạm vi quốc gia) và cấp quốc tế (phục vụ lợi íchthế giới).

Tuy nhiên, tích hợp một nhóm người tị nạn quốc tế đang gặp khó khăn vào hệ thống giáo dục đại học chắc chắn sẽ tạo ra những thách thức bất thường. Xã hội ở nước sở tại, đặc biệt là những nơi mà tiếp cận đại học có tính cạnh tranh cao, có thể phản đối hình thức quốc tế hóa này, xem những người di cư bắt đắc dĩ là đối thủ cạnh tranh đang nhận được lợi thế theo cách không công bằng. Xây dựng và thông qua những điều luật có thể gây tranh cãi là một thách thức pháp lý.Những người di cư bất đắc dĩ không chỉ cần được miễn học phí mà còn cần được hỗ trợ tài chính trực tiếp, điều này đặt những thách thức kinh tế.Về mặt hành chính, rất khó xác định được trình độ bằng cấp trước đây của người di cư.Người di cư cần tiếp cận được thông tin đăng ký vào các trường đại học, điều này gây ra những khó khăn trong giao tiếp.Một trở ngại liên quan đến ngôn ngữlà hầu hết những người di cư bất đắc dĩ không thành thạo ngôn ngữ chính thức của nước chủ nhà.Quốc tế hóa bất đắc dĩ là một cuộc chạy đua với thời gian bằng nhiều cách, đòi hỏi nước chủ nhà phải hành động nhanh chóng để tìm ra và hỗ trợ những tài năng tốt nhất trong số người tị nạn.

Bất chấp những khó khăn này, chúng tôi cho rằng, được thôi thúc bằng lý do nhân đạo, quốc tế hóa bất đắc dĩ là một phản ứng tích cực trước làn sóng di cư bất đắc dĩ. Nếu áp dụng ở quy mô toàn cầu, “quốc tế hóa bất đắc dĩ” sẽ thấy các chính phủ và các trường đại học trên toàn thế giới thực hiện quốc tế hóa theo những cách thức mới, ở những nơi cách xa về mặt địa lý với các nước đang chịu khủng hoảng, nhưng gần gũi với họ trong khía cạnh nhân đạo.