Chantal Saint-Blancat Nguyên là Phó Giáo sư xã hội học tại Trường Đại học Padua, Italy. E-mail: chantal.saint-blancat@unipd.it
Đối với các nhà khoa học, chuyển dịch luôn là việc hiển nhiên vì nghiên cứu không có biên giới. Trong thời gian gần đây, cùng với sự toàn cầu hóa kiến thức, số lượng những người làm khoa học dịch chuyển trên quy mô quốc tế đã tăng lên đáng kể. Hiện tại, châu Âu là một trường hợp nghịch lItaly. Trong thập kỷ qua, chính sách của EU đã định hình, và thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển dịch khoa học và giáo dục thông qua học bổng Marie Curie Fellowship Scheme và các quỹ tài trợ khoa học khác do Hội đồng Nghiên cứu châu Âu quản lItaly. Tuy nhiên, lưu thông chất xám liên quan đến sự cạnh tranh khốc liệt và dễ dẫn đến nguy cơ gia tăng tập trung các “trí tuệ sáng chói” ở những nước dành nhiều quan tâm và nguồn lực hơn cho nghiên cứu khoa học, chẳng hạn như Đức hoặc Anh, gây ra bất lợi cho các nước khác như Hy Lạp, Italy hoặc Tây Ban Nha. Thị trường lao động mở của EU rất dễ thay đổi tình trạng chảy máu chất xám/tiếp nhận chất xám. Trong bối cảnh như vậy, công trình nghiên cứu về trường hợp của Italy là đặc biệt đáng chú Italy. Dữ liệu gần đây cho thấy có một dòng chảy các nhà khoa học ra khỏi Italy, rất ít người trong số đó trở về, và không giống như các nước khác, Italy không thể trong chờ vào dòng chảy các nhà khoa học từ nước ngoài đến để thay thế họ.
Nghiên cứu do Đại học Padua tài trợ và được tiến hành trong khoảng từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 7 năm 2015 chỉ ra những kết quả liên quan tới tính phức tạp của sự chuyển dịch khoa học, bổ sung thêm bằng chứng cho lItaly thuyết hiện hành về chảy máu chất xám và lưu thông chất xám. Nghiên cứu này dựa vào 83 cuộc phỏng vấn trực tiếp các nhà khoa học Italy (trong ngành toán học, khoa học công nghệ và vật lItaly) đang làm việc ở châu Âu và dựa trên kết quả của một khảo sát trên web được tiến hành sau đó, với bảng câu hỏi được máy tính gửi đến 2420 nhà khoa học Italy (có 528 người trả lời). Khảo sát tập trung làm rõ lItaly do các nhà khoa học Italy chọn ra nước ngoài làm việc, và lItaly do khiến phần lớn trong số họ không về nước, cũng như tập trung vào kinh nghiệm cá nhân và nghề nghiệp của họ. Các nhóm đối tượng phỏng vấn được lựa chọn theo ngành nghề, giới tính và trình độ bằng cấp có số lượng ngang nhau.
Nhìn lại hành trình sự nghiệp
Giới tính hoặc ngành nghiên cứu của các nhà khoa học không ảnh hưởng đến quyết định dịch chuyển của họ. Hầu hết những người được phỏng vấn không có kế hoạch định cư lâu dài, họ chỉ nắm lấy cơ hội được nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm ở nước khác, đôi khi chỉ vì ở Italy có rất ít cơ hội nghề nghiệp. Hầu hết những người được hỏi cho biết họ ra nước ngoài làm việc khi còn khá trẻ và chỉ mới bắt đầu sự nghiệp (trung bình ở độ tuổi 30 khi họ rời nước Italy). Hành trình của họ cho thấy quá trình này mang tính ngẫu nhiên nhiều hơn là một quyết định được cân nhắc kỹ với sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro, hay thậm chí với sự ngây thơ nhất định.
Thị trường lao động mở của EU rất dễ thay đổi tình trạng chảy máu chất xám/tiếp nhận chất xám. |
Những gì họ tìm thấy ở nước ngoài chính là những gì họ đã tìm kiếm và không tìm thấy ở trong nước: một quốc gia đánh giá cao khoa học và nghiên cứu, một xã hội mà ở đó tấm bằng tiến sĩ có giá trị thực, tượng trưng cho những cơ hội nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp tốt hơn, lương cao hơn, danh tiếng quốc tế, chế độ trọng dụng nhân tài và hệ thống tuyển dụng công bằng. Điều chủ yếu mà các nhà khoa học tìm kiếm là sự công nhận. Thành tựu và kết quả công việc của họ chắc chắn đóng vai trò quan trọng để giữ chân họ ở nước ngoài. Hầu hết những người được hỏi đều cho biết điều quan trọng nhất đối với họ là ở các nước châu Âu khác năng lực khoa học của họ được đánh giá cao, và họ có quyền tự chủ trong việc phát triển các dự án riêng. Như một nhà khoa học đã nhấn mạnh: “Tìm được công việc ổn định là một chuyện, tìm được công việc nghiên cứu đúng chuyên môn, hoặc năng lực chuyên môn của bạn được đánh giá cao lại là một chuyện hoàn toàn khác”
Lối sống và tình hình trong nước cũng nằm trong số những lý do chính khiến các nhà khoa học ra đi. Việc các nhà khoa học chọn ra nước ngoài làm việc không chỉ đặt ra câu hỏi về cách thức hoạt động của các trường đại học, mà còn đặt ra câu hỏi lớn hơn về chính quyền, hệ thống phúc lợi và xã hội trong nước. Khi được yêu cầu định nghĩa thế nào là chảy máu chất xám, có đến 90% số người được hỏi nhấn mạnh rằng trường hợp của họ không thuộc về hiện tượng này. Họ thích dùng cụm từ “trao đổi chất xám một chiều” hơn, để nhấn mạnh rằng đất nước họ không đủ khả năng thay đổi tình trạng chảy máu chất xám thành lưu thông chất xám, như nước Đức đã làm từ năm 1954, hay như Trung Quốc đã làm được mới đây. Họ cũng chỉ ra một số chiến lược khả thi có thể biến những tổn thất của Italy thành một nguồn tài nguyên.
Phương án cộng đồng hải ngoại: Một cơ hội bị bỏ quên?
Tất cả những nhà khoa học được phỏng vấn ở phần nghiên cứu định tính đều thừa nhận rằng họ đã được đào tạo rất tốt về khoa học tại Italy. Trong thực tế, đa số họ tiếp tục cộng tác với các nhà nghiên cứu người Italy ở Italy hoặc ở nước ngoài, “không phải vì họ là người Italy, mà bởi vì họ giỏi”. Để cải thiện hệ thống giáo dục đại học Italy, 50% người trả lời cho rằng chính sách ưu đãi để thu hút các nhà khoa học nước ngoài tham gia vào hệ thống học thuật của Italy sẽ là cách thức hiệu quả nhất. Theo họ, lưu thông chất xám cho phép các nhà khoa học tích lũy kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình dịch chuyển và cộng tác, là những điều kiện hoàn hảo để chuyển đổi chất xám theo hướng đổi mới và quốc tế hóa khoa học. Từ quan điểm này, việc xây dựng một mạng lưới kiến thức của cộng đồng hải ngoại và huy động những nhà khoa học Italy ở nước ngoài có tiềm năng trở thành cầu nối tiếp cận tới nguồn vốn xã hội, có lẽ là một giải pháp dài hạn tốt hơn so với các chính sách khuyến khích “về nước”. Nhưng không thể coi việc huy động cộng đồng hải ngoại là chuyện đương nhiên.
Một trong những kết luận quan trọng nhất của nghiên cứu là các nhà khoa học người Italy ở nước ngoài cảm thấy rằng phục vụ Italy với tư cách một nguồn lực là điều quan trọng với họ, nhưng họ lại không nghĩ rằng Italy nhìn nhận họ như một nguồn lực. Như một người đã nói khi được hỏi: “Những người sống ở nước ngoài như chúng tôi đại diện cho điều gì? Giá trị duy nhất của chúng tôi ở chỗ chúng tôi là một loại ăngten, là những cảm biến có thể nắm bắt chính xác những gì đang xảy ra bên ngoài Italy… Để điều này xảy ra, bước đi dễ dàng đầu tiên là tiến hành điều tra dân số. Tạo thành một mạng lưới liên lạc. Và cá nhân tôi có thể nói rằng tôi mong muốn được làm bất cứ điều gì có thể để đền đáp một phần những gì đất nước đã mang lại cho tôi… nhưng tôi chưa tìm được cách làm điều đó”.